Bài cúng mồng 1 Tết trong và ngoài trời chính xác nhất

Cúng sáng mồng 1 Tết là phong tục không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đến bài cúng mồng 1 Tết đúng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị lễ và bài cúng ngày đầu tiên của năm mới một cách đầy đủ và chuẩn xác nhất.

Lễ cúng mồng 1 Tết gồm những gì?

Trong cuốn Tín ngưỡng Việt Nam do tác giả Lưu Ánh nghiên cứu và soạn thảo, vật phẩm đầy đủ để cúng lễ mồng 1 Tết gồm có mâm ngũ quả, hoa, vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, bánh chưng và mâm cỗ mặn hoặc chay. Các lễ cúng còn lại trong 3 ngày đầu tiên của năm mới chỉ cần có bánh chưng, giò và bánh kẹo. Nhưng lưu ý, ngọn đèn thờ phải luôn được thắp sáng trong 3 ngày Tết.

  • Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau, tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh và Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Do đó, khi chọn mua trái cây bày trên mâm ngũ quả, cần lưu ý đến màu sắc và cách bày trí sao cho hợp phong thủy.

Các loại quả tượng trưng cho Hỏa mang màu đỏ, có thể là quả hồng, táo tàu hay thanh long…

Các loại quả tượng trưng cho Kim mang màu trắng, thường là roi, mận hoặc lê…

Các loại quả tượng trưng cho Mộc mang màu xanh, đa dạng như chuối xanh, đu đủ xanh, na, sung, dưa hấu…

Các loại quả tượng trưng cho Thổ mang màu nâu hoặc vàng như xoài chín, bưởi, phật thủ, quýt, cam, quất…

Các loại quả tượng trưng cho Thủy mang màu tối sậm như nho đen…

Số quả thường là lẻ và không bày thêm hoa hay các loại đồ ăn nào khác vào mâm ngũ quả.

Cách bày mâm ngũ quả theo truyền thống là đặt nải chuối xanh ở phía dưới cùng, sau đó đặt bưởi ở giữa, các loại quả nhỏ hơn thì cài xen vào.

Mâm ngũ quả truyền thông của người miền Bắc

Mâm ngũ quả truyền thông của người miền Bắc

  • Cỗ mặn hoặc chay

Mâm cỗ truyền thống của người Hà Nội thường gồm 4 bát và 6 đĩa, những nhà có điều kiện hơn thì có thể gồm 8 bát 8 đĩa.

Trong đó, các bát trên mâm cỗ là 1 bát canh bóng nấu với su hào, cà rốt thái hình hoa và nước dùng gà; 1 bát miến lòng gà và 1 bát măng khô ninh xương sườn lợn.

Các đĩa trên mâm cỗ thì gồm 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa nem rán, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi và 1 đĩa nộm.

Xem thêm :

Mùng 2 Tết nên làm gì và kiêng gì?

Bài cúng sáng mồng 1 Tết ngoài trời và trong nhà

Vào sáng mồng 1 Tết, bên cạnh cúng thờ ông bà, tổ tiên, các gia đình còn cúng thần linh để mong được phù hộ và hiện thực hóa ước nguyện trong năm mới. Dù là cúng ngoài trời hay trong nhà, gia chủ phải thể hiện được tấm lòng thành kính và sử dụng bài cúng đầy đủ, chính xác nhất. Dưới đây là bài cúng tổ tiên và thần linh vào sáng mồng 1 Tết để bạn tham khảo.

  • Bài cúng tổ tiên sáng mồng 1 Tết

“Kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 Tết, tháng Giêng, năm….

Chúng con là……. Tuổi……

Hiện cư ngụ tại số nhà……… Đường…………. Khu phố…………

Phường……….. Quận……………. Thành phố………………………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!”

Cúng tổ tiên sáng mồng 1 Tết

Cúng tổ tiên sáng mồng 1 Tết

  • Bài cúng thần linh sáng mồng 1 Tết

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, là ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ………………………………………………………………………

Ngụ tại ………………………………………………………………………………

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.

Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.

Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vi tôn thần chứng giam phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)”

Trên đây là hướng dẫn chi tiết chuẩn bị lễ và bài cúng sáng mồng 1 Tết cho các gia đình. Bên cạnh lễ vật, gia chủ phải thể hiện được sự thành tâm để được tổ tiên, thần linh phù hộ trong năm mới tới.

***Xem thêm :