Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới, cầu mong một năm mới khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành. Chúng ta cùng tìm hiểu năm 2025 giao thừa ngày mấy dương lịch để chủ động sắp xếp thời gian, công việc và chuẩn bị một cái Tết no ấm đoàn viên bên gia đình.
1. Giao thừa là gì?
Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.
Giao thừa và đón năm mới Tết nguyên đán Nhâm Dần là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đó không chỉ đơn giản chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.
2. Năm 2025 giao thừa ngày mấy dương lịch
Theo lịch Vạn niên, giao thừa tết âm lịch 2025 là ngày 29/12/2024 âm lịch nhằm ngày 28/01/2025 dương lịch.
Trong đó:
- Mùng 1 Tết nguyên đán 2025 vào ngày 29/01/2025 (Thứ tư) Dương lịch
- Mùng 2 Tết nguyên đán 2025 vào ngày 30/01/2025 (Thứ năm) Dương lịch
- Mùng 3 Tết nguyên đán 2025 vào ngày 31/01/2025 (Thứ sáu) Dương lịch
3. Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa như thế nào?
Lễ cúng giao thừa là lễ cúng được người Việt đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, trong mâm cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu món gì và tại sao lại như vậy thì không phải ai cũng biết.
Nghi lễ này thường bao gồm 2 lễ: Cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời, diễn ra nhằm cầu mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với mọi người trong năm mới.
Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng giao thừa ngoài trời 2025 không thể thiếu gạo và muối
Mâm cúng giao thừa ngoài trời thường được đặt ở giữa sân. Nếu nhà nào không có sân thì có thể bày biện mâm cúng giữa nhà, hoặc làm lễ trên sân thượng.
Khi tiến hành lễ cúng, gia chủ cần bày biện mâm lễ cúng thật chu đáo, cẩn thận với một thái độ trang nghiêm, quần áo nghiêm chỉnh, sạch sẽ.
Trong mâm cúng giao thừa ngoài trời, lễ vật bao gồm: Ngũ quả, hương, hoa, muối, gạo, trà, đèn nến, trầu cau, rượu, nước, quần áo và mũ nón mũ thần linh.
Ngoài ra, nếu gia đình làm mâm lễ mặn có thể bày thêm thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng … Còn nếu là Phật tử thì nên dùng mâm chay. Tuy nhiên cần nhớ không được phép thiếu gạo và muối trong mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời.
Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà
➤ Tham khảo thêm: Ý nghĩa và cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời hàng năm
Sau khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời xong thì gia chủ cúng giao thừa trong nhà
Theo quan niệm dân gian, cần tiến hành lễ cúng ngoài trời trước. Cần đặc biệt chú ý tới cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời và sắm đầy đủ lễ vật. Sau khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao Thừa trong nhà để cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà. Đồng thời, nhằm để lễ tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.
Qua bài viết trên bạn đọc có thể biết về Tết âm lịch năm 2025 giao thừa ngày mấy dương lịch và tham khảo về cách chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Chúc các bạn có một năm mới đoàn viên và hạnh phúc.
About The Author
You may also like
-
Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa
-
Giao thừa Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?
-
Ý nghĩa phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam như thế nào?
-
Phong tục dựng cây nêu ngày tết – giá trị văn hóa và ẩn chưa khát vọng
-
Phong tục đưa ông táo về trời – nét đẹp truyền thống của người Việt