Cúng Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp là một trong những phong tục truyền thống của người dân Việt Nam ta từ nhiều đời xưa đến nay. Vậy Tết ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
1. Ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hay còn gọi là lễ tiễn ông Táo về trời. Sự tích này được bắt nguồn từ xa xưa, lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Người dân ta quan niệm rằng có 3 vị thần trong mỗi gia đình quyết định đến phước đức tài lộc cho gia đình đó. Những vị thần này biết hết những chuyện hay dở của mọi người, giúp ngăn cản điềm dữ và mang lại may mắn cho các thành viên trong nhà. Vị Táo Quân ở trong bếp của mỗi nhà, sẽ phù trợ cho sự bình an, hạnh phúc và tài lộc. Do đó, hàng năm người dân thường làm lễ để tiễn ông Táo về trời, phong tục này được người dân chuẩn bị rất cẩn trọng tỉ mỉ.
Xem thêm: Năm 2021 giao thừa ngày mấy dương lịch
Theo truyền thống, người dân thường chuẩn bị đồ lễ để cúng 23 tháng Chạp cho 2 ông Táo và 1 bà Táo. Loại mũ dành cho 2 ông Táo có hai cánh chuồn, loại mũ dành cho bà Táo không có cánh chuồn, được người thợ thủ công thực hiện khéo léo và tỉ mỉ.
Theo truyền thuyết, phương tiện để ông Công ông Táo về chầu trời là cá chép, với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ hóa rồng đưa ông Táo về trời. Người dân có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép còn sống trong lễ ông Táo. Nếu dùng các chép giấy sẽ hóa cùng vàng mã. Nếu cúng ông Táo bằng cá chép sống thì sau khi cúng xong sẽ đem ra sông, hồ để thả.
2. Tết ông Công ông Táo cúng gì?
Phong tục cúng và thả cá chép trong Tết ông Công ông Táo
Trong ngày này, người dân sẽ mua 1 hoặc 3 con cá chép thả vào trong một chậu nước nhỏ để cúng cùng mâm lễ. Sau khi lễ xong gia chủ sẽ thả cá ra sông, ao, hồ, mang ý nghĩa nghĩa là “phóng sinh” để đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người dân cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Tại miền Nam có phần giản dị hơn, người dân cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Click ngay: Tết 2021 vào ngày nào dương lịch
Mâm cúng Tết ông Công ông Táo cần có gì?
Các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn, bao gồm:
Thịt gà luộc
Bánh chưng
Thịt vai luộc
Bát canh mọc
Đĩa rau củ xào
Trứng luộc
Đĩa giò
Đĩa xôi gấc
Đĩa muối
Cùng trầu cau, ngũ quả, chè thuốc, tiền vàng bày ra trước án.
Tùy vào phong tục tại các vùng miền khác nhau mà mâm cúng Tết ông Công ông Táo có phần khác nhau. Một số nơi còn chuẩn bị chè kho, xôi chè, chè bưởi, trà sen … Món canh mọc được thay bằng các món đa dạng như canh măng, canh bóng, canh sườn bí … Cùng với thịt đông, nem rán, giò xào, hành muối, …
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ sẽ thắp hương thành tâm kính bái. Gia chủ có thể sử dụng những bài văn khấn trong Tết ông Công ông Táo.
Cúng Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đã trở thành nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người dân Việt Nam ta. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
About The Author
You may also like
-
Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa
-
Giao thừa Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?
-
Ý nghĩa phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam như thế nào?
-
Phong tục dựng cây nêu ngày tết – giá trị văn hóa và ẩn chưa khát vọng
-
Phong tục đưa ông táo về trời – nét đẹp truyền thống của người Việt