Phong tục là gì và có vai trò như thế nào? Những thắc mắc này được rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau bàn luận về vấn đề này. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề này, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Phong tục là gì?
Theo như từ điển tiếng Việt có giải thích: “Phong tục là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”.
Phong tục chính là các hoạt động sống của con người, đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, ổn định thành nề nếp, được từng thành viên trong cộng đồng thừa nhận, tự giác thực hiện có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác ở trong một cộng đồng nhất định.
>>> Quan tâm thêm thông tin con gái sinh ngày rằm thì thế nào
Phong tục cũng đã được vận dụng rất linh hoạt, không phải là nguyên tắc bắt buộc, nhưng phong tục sẽ không thể hiện tùy tiện, nhất thời và sẽ thay đổi mạnh mẽ tương tự như những mối quan hệ đời thường.
Phong tục sẽ chia thành nhiều loại, bao gồm:
- Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người như phong tục về sinh để, cưới xin, trưởng thành, mừng thọ và lên lão,…
- Hệ thống phong tục có liên quan đến chu kỳ lao động của con người, đặc biệt đối với cư dân nông nghiệp như từ việc đất gieo hạt, việc cấy hái cho đến thu hoạch. Hoặc đối với ngư dân đó là theo mùa vụ đánh bắt cá,…
- Hệ thống những phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.
Phong tục chính là một bộ phận của văn hóa, sẽ có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của dân tộc, của địa phương, sẽ có mức độ ảnh hưởng hoặc là chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng.
Vậy, các bạn hiểu tập quán là gì?
Như trong từ điển tiếng Việt có giải thích: “Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, được mọi người công nhận và làm theo”.
Khi xét về mặt dân tộc và văn hóa – xã hội thì tập quán sẽ được hiểu dựa vào từng nét cơ bản đó là phương thức ứng xử giữ người với người đã được định hình, đây được xem là dấu ấn, là điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự ở trong lối sống của cá nhân ở trong từng mối quan hệ nhiều mặt tại cộng đồng dân cư nhất định.
Tìm hiểu về những vai trò của phong tục
Với những thông tin được chia sẻ ở trên thì mọi người cũng đã hiểu được rõ về phong tục là gì. Vậy, phong tục sẽ có vai trò như thế nào trong đời sống? Theo như nhiều thông tin cho hay, phong tục sẽ mang lại rất nhiều những ý nghĩa khác nhau đối với đời sống xã hội, đối với chế độ quản lý của Nhà nước. Cụ thể:
>>> Xem thêm về thông tin giao thừa ngày mấy
+ Khiến cho sắc thái văn hóa đa dạng, phong tục sẽ giúp cho mọi người phân biệt được dân tộc này, cộng đồng này với những dân tộc hay là cộng đồng khác. Luôn có cách sống đúng với phong tục của nước mình, của dân tộc mình, khi đó mới được xem là sống đúng với truyền thống. Đối với nền phong tục Việt Nam nói chung, những phong tục của người dân tộc thiểu số ở trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng luôn là đề tài vô tận, vì nước ta có tổng 54 dân tộc anh em với đa dạng phong tục, nghi lễ văn hóa. Đánh giá chung cho thấy, phong tục chúng là nét đặc trưng của một dân tộc, của một quốc gia, hay có thể là của một làng, một thôn, một xã hay là của một gia đình nhất định,…
+ Phong tục cũng là “Thiết chế” tự sinh nhằm giúp cho hệ thống những người có cùng phong tục hình thành nên cùng một thói quen, một lối sống được xem đó là nề nếp, đạo đức, văn hóa và tiến bộ. Nền phong tục sẽ được hình thành từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì vậy sẽ tạo được mức độ duy trì về từng giá trị tốt đẹp, để từng thói quen tốt khi đó không bị phai nhòa mà còn được lưu giữ và phát triển từ năm này sang năm khác. Cũng chính vì vậy là phong tục ngày một phát triển, nó không chỉ giới hạn ở trong phạm vi cộng đồng dân cư mà còn lan truyền, được tiếp thu từ xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác,… Hoặc là được mở rộng ra phạm vi trên cả nước, nhằm tạo nên được giá trị tốt đẹp khẳng định giá trị của Việt Nam ở trên cả trường quốc tế. Đây chính là một trong các giá trị mà không phải quốc gia nào cũng làm được, kể cả những cường quốc phát triển bậc nhất ở trên Thế giới.
+ Khi duy trì được từng nếp sống để trở thành phong tục là điều có ý nghĩa cả về mặt ý thức lẫn tâm linh. Đối với một những phong tục như xin chữ hay chúc Tết, lì xì đầu năm, phong tục thờ cúng gia tiên. phong tục an táng người chơi, phong tục cưới xin,… Những phong tục này chính là niềm tin của người dân dành cho tín ngưỡng, các lưu truyền của ông cha ta từ đời này sang đời khác. Bên cạnh đó, việc duy trì phong tục thường niên sẽ tạo niềm tin cho người thực hiện sẽ có điều tốt đẹp, sẽ được ông bà trên cao ủng hộ và luôn được mọi người yêu mến, học hỏi. Trên cơ sở đó đã tạo được niềm tin nội tâm vô cùng mãnh liệt, tạo được động lực cho mỗi người luôn tin vào điều tốt đẹp, luôn tin vào cuộc sống và có ý chí vươn lên.
+ Sẽ là phong trào xây dựng một nếp sống văn hóa mới, không chỉ dựa vào ý nghĩa chủ quan mà biết được cách vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, vào hành động, vào trong từng suy nghĩ, cách đối xử nhân thế và hợp với trào lưu tiến hóa. Cũng có phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm trong thực tế trong cuộc sống thời xưa đến nay không hợp thời nữa và nó trở thành đồi phong bại tục, mọi người cũng cần phải tiến hành nghiên cứu để biết được nguyên nhân, từ đó hãy vận dụng sao cho phù hợp với thực tại. Cũng nhờ vào đặc tính này của phong tục nên từng giá trị tốt đẹp luôn được lưu giữ, truyền lại. Đối với những phong tục khác không phù hợp với thời đại như rải tiền vàng mã, nhuộm răng, cưới vợ tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số,… đều đã bị loại trừ, hoặc là được cải tiến thành một số những thói quen tốt đẹp hơn.
+ Phong tục cũng góp phần trong vấn đề ổn định trật tự xã hội, góp phần trong quá trình quản lý, quán triệt đời sống xã hội của người đứng đầu trong nhóm cộng đồng dân cư. Quá trình hình thành phong tục là một trong những yếu tố tiên quyết để mọi người ở trong cùng một cộng đồng dân cư thống nhất với nhau về tư tưởng và cùng nhau hành động theo cùng một hướng, từ đó sẽ tạo được mức độ ổn định trong đời sống.
Lời kết
Hy vọng với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên mọi người được hiểu rõ về khái niệm phong tục là gì. Mỗi một người là người dân Việt Nam hãy tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, hãy cùng nhau chung tay giữ gìn để phong tục; tập quán không bị mai một.
About The Author
You may also like
-
Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa
-
Giao thừa Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?
-
Ý nghĩa phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam như thế nào?
-
Phong tục dựng cây nêu ngày tết – giá trị văn hóa và ẩn chưa khát vọng
-
Phong tục đưa ông táo về trời – nét đẹp truyền thống của người Việt