Tết xưa – Tết nay – Tết truyền thống – Tết hiện đại vẫn luôn giữ được những giá trị và ý nghĩa tốt đẹp trong những ngày đầu năm mới. Phong tục lì xì ngày Tết là điều không thể nào thiếu.
Lì xì là gì?
Lì xì được biết đến là một nét văn hóa đẹp trong ngày Tết tại các nước Á Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Lì xì chính là tục lệ của người lớn sẽ mừng tuổi cho trẻ con, được đặt ở trong từng chiếc phong bì đỏ, hàm ý ẩn chứa đằng sau đó là chúc bé được mạnh khỏe và thật ngoan trong năm mới.
>>> Quan tâm thêm thông tin con gái sinh ngày Rằm thì thế nào
Tại nước Trung Quốc, lì xì không chỉ xuất hiện trong dịp đầu năm mà còn vào dịp khai giảng, dịp sinh nhật,… Mọi người sẽ để tiền vào trong phong bì đỏ với ý nghĩa đó là mang lại sự may mắn và an lành. Vì màu đỏ sẽ biểu tượng cho màu của sự may mắn.
Hiện nay, vào các dịp Tết cổ truyền, lì xì không chỉ dành cho trẻ con, mà còn lì xì cho bố mẹ, người thân hay cũng có thể là bạn bè,… với mục đích lấy hên đầu năm mới. Từng phong bao lì xì nó như một lời chúc mừng may mắn, thịnh vượng đến với người nhận.
Nguồn gốc ra đời của phong bao lì xì
Theo như một số thông tin chia sẻ thì phong tục lì xì vào ngày Tết đã xuất hiện từ xa xưa ở Trung Hoa, cũng có rất nhiều những câu chuyện khác nhau nhằm giải thích được quá trình ra đời của phong bao lì xì. Tuy nhiên, phổ biến nhất đó chính là câu chuyện liên quan đến con quỷ thường hay xoa đầu trẻ.
Tương truyền thời xa xưa, ở Trung Hoa có một con quỷ có sở thích xoa đầu trẻ con có tên là “sui”. Được biết nó thường xuất hiện đúng đêm giao thừa khi trẻ đang còn ngủ ngon, con quỷ này thường lẩn trốn, xoa đầu trẻ khiến cho trẻ thức và khóc thét cho đến khi sốt cao trở nên ngốc nghếch.
Nhằm để giữ an toàn cho trẻ, bố mẹ thường xuyên đốt đèn và canh cho trẻ hết khoảng thời gian đêm giao thừa. Đây cũng là câu chuyện nhằm lý giải cho tập tục thức qua đêm giao thừa.
Câu chuyện kể về một gia đình nọ đã tầm 50 tuổi mới hạ sinh được một bé trai bụ bẫm, vì vậy gia đình rất cưng chiều. Vào đêm giao thừa đã có đến 8 vị tiên đi ngang và đã trông thấy con Sui đang tìm cách để xoa đầu cậu bé. Nhận thấy rằng bố mẹ cậu đang có tâm tốt nên tiên đã ra tay cứu giúp bằng cách biến thành 8 đồng tiền, dặn bố mẹ cậu bé hãy gói 8 đồng tiền này vào trong bao đỏ và đặt bên cạnh cậu bé.
Khi Sui bắt đầu đến gần với đứa bé đang còn ngủ, từng bao đỏ bọc đồng tiền liền phát ra hào quang, đánh đuổi con yêu quái này chạy mất. Theo đó, tiếng lành đồn xa, nên cứ vào đêm giao thừa, nhà nhà đều gói đồng tiền vào trong giấy đỏ rồi mang tặng cho con cháu mình nhằm để cầu an. Cũng từ đó mà phong tục lì xì ngày Tết ra đời.
Ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết
Với một số những thông tin được chia sẻ ở trên thì mọi người cũng đã biết được về nguồn gốc hình thành của phong tục lì xì ngày Tết. Vậy, phong tục này có ý nghĩa như thế nào?
>>> Giải thích rõ khái niệm phong tục là gì
Lì xì theo như tiếng Trung Quốc là phiên âm của từ “Lợi thị”, nghĩa là được lợi, được tiền và sẽ được may mắn. Vì vậy, tiền lì xì là tiền mang lại sự may mắn, điều tốt lành cho trẻ em trong dịp đầu năm.
Hiện nay, phong tục lì xì ngày Tết rất phổ biến tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… Theo đó, ý nghĩa lì xì ngày Tết đó là cầu chúc mọi điều được may mắn, sức khỏe, tài lộc sẽ đến với mọi người. Cả người nhận cũng như người trao tặng phong bao lì xì đều nhận được những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Bên cạnh đó, ý nghĩa của phong bao lì xì nó không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng nhất là ở thiện chí, là ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Số tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, sẽ bao gồm cả tiền chẵn và tiền lẻ.
Chiếc phong bao lì xì còn tượng trưng cho sự kín đáo, nhằm không muốn cho người nhận có sự so bì và tị nạnh với nhau. Vì vậy, người nhận sẽ không mở phong bao này trước mặt của người tặng.
Kết luận
Chắc hẳn với toàn bộ những thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ về phong tục lì xì ngày Tết cũng như ý nghĩa của nó. Đây được xem là một trong những phong tục tập quán tốt đẹp, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn và phát huy nhé!
You may also like
-
Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa
-
Năm Qúy Mão 2023 giao thừa ngày mấy Dương lịch?
-
Ý nghĩa phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam như thế nào?
-
Phong tục dựng cây nêu ngày tết – giá trị văn hóa và ẩn chưa khát vọng
-
Phong tục đưa ông táo về trời – nét đẹp truyền thống của người Việt