Categories: Tin tức

Ngày lễ Phật đản là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày ngày lễ Phật đản?

Bên cạnh lễ Vu Lan, lễ Thành đạo thì ngày Lễ Phật Đản là một trong những ngày đại lễ quan trọng trong Phật giáo. Vậy, ngày lễ Phật Đản là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày lễ này nhé.

Lễ Phật Đản là gì?

Lễ Phật Đản hay còn gọi là ngày Phật đản sanh, ngày đản sanh của Đức Phật… là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha.

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950 thì 26 nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng Tư Âm lịch hằng năm.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Nguồn gốc ngày lễ Phật đản

Lễ Phật Đản là ngày đản sanh của Đức Phật

Xem thêm: Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh

Ðức Phật Thích Ca đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sinh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử, cho nên Ngài rời bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát.

Sau sáu năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã, và Ngài thị tịch nhập Niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.

Đại lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.

Một số quốc gia có Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là dịp Phật tử bày tỏ lòng thành kính, tôn vinh đức Phật

Xem thêm: Ngày lễ tạ ơn là ngày gì?

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm ngày sinh của đấng giáo chủ, lễ Phật đản còn là cơ hội cho các Phật tử ôn lại cuộc đời của Đức Phật nhằm khích lệ nghị lực của người con Phật trên lộ trình tu tập.

Là dịp cho người Phật tử bày tỏ lòng thành kính, tôn vinh đức Phật, một lần nữa tô đậm lên dòng sông tâm thức dấu ấn tôn kính và phục tùng của người tín đồ, không để cho hình ảnh của Phật phai mờ trong tâm trí.

Là cơ hội để người Phật tử khẳng định giá trị của Phật và lập trường tôn giáo của mình đối với mọi người. Từ đó nói lên giá trị tinh thần, lý tưởng mà một người theo đuổi trong suốt cuộc đời.

Vào ngày này, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ngày lễ Phật Đản là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ lớn này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Rate this post
Chiến Nguyễn

Share
Published by
Chiến Nguyễn

Recent Posts

Muốn học ngành Điều dưỡng cần học giỏi môn gì?

Điều dưỡng trong những năm gần đây được rất nhiều thí sinh theo học bởi…

4 tháng ago

Tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch xét học bạ và miễn học phí

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cơ sở đào tạo tại Thành phố…

6 tháng ago

Tết Khmer ngày mấy tháng mấy – Các nghi lễ được tổ chức trong ngày Tết

Tết Khmer ngày mấy tháng mấy là câu hỏi của rất nhiều người đang quan…

10 tháng ago

Tết không nên làm gì tránh gặp xui xẻo cả năm

Có những điều nên kiêng kỵ vào dịp Tết đã trở thành phong tục lâu…

10 tháng ago

Tìm hiểu ý nghĩa Tết cổ truyền của Thái Lan

Tết của Thái Lan không giống như ở Việt Nam ta, Tết được tổ chức…

10 tháng ago

Tết của người Mông diễn ra vào thời gian nào, có gì hấp dẫn?

Tết của người Mông diễn ra vào thời gian nào? Có giống như Tết nguyên…

10 tháng ago