Categories: Tin tức

Phong tục cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng

Phong tục cúng rằm tháng 7 hàng năm là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên trong ngày Rằm tháng 7 nhiều gia đình còn thực hiện lễ cúng cô hồn. Vậy thứ tự cúng Rằm tháng 7 được thực hiện như thế nào. Sau đây là nghi thức cúng Rằm tháng 7 theo đúng phong tục truyền thống.

Phong tục cúng rằm tháng 7 là gì?

Rằm tháng 7 Âm lịch (15 tháng 7 Âm lịch) là một trong những ngày rằm quan trọng nhất của người Việt. Ông cha ta có câu “Cả năm chỉ có rằm tháng 7, cả thảy chỉ có rằm tháng Giêng” nhằm khẳng định sự quan trọng của hai ngày năm tháng 7 và tháng Giêng Âm lịch trong năm.

Phong tục cúng rằm tháng 7 là gì?

Tìm hiểu thêm: Phong tục dựng cây nêu ngày tết

Ngày rằm tháng 7 được xem là quan trọng bởi ngày này còn trùng với ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Trong văn hóa người Hoa thì ngày rằm tháng 7 cũng là Tết Trung Nguyên ngày xá tội vong nhân. Chính vì thế, ngày rằm này có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa của người Việt.

Rằm tháng 7 cúng gì?

Trong ngày rằm tháng 7, hoạt động cúng cỗ sẽ không thể thiếu. Vậy rằm tháng 7 cúng gì? Theo tìm hiểu thì trong rằm tháng 7, dân gian cho rằng, gia đình phải cúng 3 lễ gồm: Lễ cúng Phật, lễ cúng Tổ tiên và lễ cúng cô hồn.

Mỗi lễ cúng có một ý nghĩa khác nhau, cảm tạ trời đất, nhớ ơn bố mẹ, ông bà và cúng cho các cô hồn vất vưởng nhân gian – thể hiện sự nhân văn của người Việt.

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Ngày rằm theo phong tục của người Việt là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Người Việt thường cúng vào tối ngày 14 hoặc sáng ngày 15 theo phong tục của địa phương. Với rằm tháng 7 – một ngày rằm quan trọng trong năm thì cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7

Xem thêm: Phong tục ăn hỏi miền Bắc

Theo quan niệm dân gian, đây là tháng mở cửa quỷ môn quan để các vong hồn trở lại dương thế, thăm bạn bè người thân, mong sớm siêu sinh nên từ ngày 2-14/7 Âm lịch, người Việt có thể cúng bất cứ ngày nào mà thuận tiện nhất cho gia chủ. Miễn sao, việc cúng phải hoàn thành trước ngày 15/7 Âm lịch vì hết ngày 15 thì Diêm Vương sẽ đóng cửa quỷ môn quan.

Cúng Rằm tháng bảy cần lưu ý những gì?

Để việc cúng rằm táng 7 được diễn ra thuận lợi, đúng lễ nghi, thể hiện được lòng thành kính với Phật, ông bà tổ tiên, bạn cần lưu một số điểm sau:

Mâm cúng Phật, thần linh và mâm cúng gia tiên bạn làm trong nhà để thể hiện lòng thành của mình. Bạn nên cúng vào ban ngày để tấm lòng được nhật nguyệt chứng giám. Khi bài trí lễ cúng cũng cần sắp xếp theo nguyên tác cúng Phật là cao nhất, sau đó đến cúng thần linh và dưới là mâm cúng gia tiên.

Trong khi đó, mâm cúng chúng sinh hay cúng cô hồn phải đặt ngoài trời. Vị trí thường được chọn là ở ngoài cửa hoặc cổng làng, ngã ba đường. Bởi nếu cúng trong nhà, theo quan niệm dân gian sẽ khiến vong linh quấy nhiễu sự bình yên của gia chủ.

Có thể nói, cúng rằm tháng 7 là một tập tục quan trọng, thể hiện tín ngưỡng và văn hóa người Việt. Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây đã cho bạn những kiến thức hữu ích về lễ cúng rằm tháng bảy gồm những gì cũng như chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm đầy đủ, dễ nhớ để thể hiện được lòng thành trong ngày rằm sắp tới.

Vì vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Ngoài ra, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Rate this post
Ngân Nguyen

Share
Published by
Ngân Nguyen

Recent Posts

Tìm hiểu chi tiết về phong tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết

Khi mùa xuân về, mỗi gia đình Việt đều rộn ràng chuẩn bị đón Tết…

1 tháng ago

Lễ Tất Niên là gì và cách tổ chức ra sao để vừa trang trọng vừa ấm cúng

Lễ Tất Niên là một phong tục truyền thống ý nghĩa của người Việt, diễn…

1 tháng ago

Phong tục dọn dẹp nhà cửa cuối năm: Nét đẹp truyền thống để đón Tết sum vầy

Khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, khắp các gia đình Việt Nam…

1 tháng ago

Hướng dẫn cách thả cá chép tiễn Táo quân đúng cách

Một trong những nghi lễ quan trọng trước thềm năm mới là lễ cúng ông…

1 tháng ago

Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo miền Bắc đúng lễ nghi

Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân lại tất bật chuẩn…

1 tháng ago

Tìm hiểu nguồn gốc lễ rước ông Táo về trời có từ bao giờ?

Trong đời sống văn hóa của người Việt, lễ rước ông Táo về trời là…

1 tháng ago