Lễ ăn hỏi là một nghi lễ được cho là quan trọng không kém so với lễ cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên ở mỗi vùng sẽ có một vài đặc trưng diễn ra lễ ăn hỏi khác nhau mà bạn cần nắm rõ để tránh cập rập, rối ren trong buổi lễ vì khác vùng miền. Trong bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu cho mọi người những phong tục ăn hỏi miền Bắc mà bạn cần biết.
Phong tục ăn hỏi miền Bắc là gì?
Lễ ăn hỏi là một nghi lễ được diễn ra trước ngày cưới, đây là nghi lễ hỏi vợ và nhà trai chính thức mang lễ vật sang nhà gái xin kết duyên cùng với cô gái. Sau khi đám hỏi diễn ra thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau bàn bạc và thống nhất ngày lành tháng tốt để có thể tổ chức đám cưới cho cô dâu chú rể một cách hoàn thiện nhất.
Tìm hiểu thêm: Phong tục xông đất
Nghi lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng hôn nhân và nếu như không có vấn đề gì xảy ra thì lễ ăn hỏi đều được diễn ra. Sau khi nhà gái nhận lễ vật thì cô gái trở thành vợ sắp cưới của chàng trai và cả cô dâu và chú rể bắt đầu tập gọi bố mẹ và xưng con, ngày tổ chức đám cưới sẽ được hai bên gia đình bàn bạc và thống nhất.
Chuẩn bị trước buổi lễ ăn hỏi
Khẩu chuẩn bị trước buổi lễ ăn hỏi là công đoạn được xem là quan trọng và quyết định buổi lễ ăn hỏi có diễn ra suôn sẻ và thành công tốt đẹp hay không. Trước buổi lễ ăn hỏi thì hai bên gia đình sẽ thống nhất với nhau về số lượng lễ tráp trong buổi gặp mặt thân tình giữa hai bên.
Số lượng lễ tráp được chuẩn bị có thể là 5 tráp hoặc lễ ăn hỏi 9 tráp rồng phượng. Nếu người miền Nam ưa chuộng số chẵn thường chọn 6, 8, 10 tráp thì người miền Bắc lại quan niệm rằng nên chọn số lẻ cho đẹp và thường chọn 5, 7, 9, 11 tráp để nhà trai mang đến nhà gái.
Người miền Bắc tuy chọn số mâm quả lẻ nhưng số lễ trên mâm quả thì phải là số chẵn và phải đi theo cặp với nhau. Ví dụ như cau thì phải 100 quả, bánh cốm 100 chiếc, mứt sen trần 100 hộp,… Đây là do quan niệm số lẻ tượng trưng cho sự phát triển còn số chẵn thì tượng trun cho việc có cặp có đôi.
Cho nên đây cũng chính là nguyên do mà số lượng mâm quả và lễ vật luôn đi theo số lẻ và số chẵn với mong muốn rằng cặp vợ chồng trẻ sẽ bên nhau hạnh phúc, cùng nhau sinh con, gia đình yên ấm, hạnh phúc và sống với nhau cho đến đầu bạc răng long.
Thành phần tham gia lễ ăn hỏi
Thành phần tham gia lễ ăn hỏi sẽ không nhiều như lễ cưới, tuy nhiên điều này không có nghĩa là thiếu vắng đi những người quan trọng trong gia đình của hai bên nhà gái và nhà trai. Nhà trai và nhà gái phải có sự tham dự đầy đủ của bố mẹ, ông bà, người thân và bạn bè thân thiết.
Ngoài ra nhà trai và nhà gái phải chuẩn bị một đội hình bê tráp và nhận tráp đó chính là các nam thanh nữ tú còn độc thân. Số lượng người bê tráp và nhận tráp sẽ tương ứng với số tráp là số lẻ 3, 5, 7, 9, 11. Trang phục của đội hình bê tráp và cô dâu chú rể phải có sự hài hòa.
Xem thêm: Phong tục dựng cây nêu ngày tết
Những người tham dự lễ ăn hỏi của hai bên gia đình cũng nên chuẩn bị trang phục lịch sự, chú rể/ bố/ ông mặc áo vest lịch sự và cô dâu/ mẹ/ bà sẽ mặc áo dài truyền thống. Đội hình bê tráp nam mặc quần âu áo sơ mi, nữ mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân, màu sắc phù hợp với cô dâu chú rể và tone màu trang trí lễ ăn hỏi.
Lễ vật ăn hỏi
Tùy vào từng vùng miền mà lễ vật ăn hỏi sẽ được chuẩn bị là những thứ gì. Thông thường thì đối với người miền Bắc, lễ ăn hỏi của người miền Bắc sẽ có trầu cau, bánh phu thê, rượu, thuốc lá, mứt sen, chè, hoa quả tươi kết rồng phượng, tráp tiền đen,… Những lễ vật này được xem như là cần phải có cho ngày ăn hỏi của người miền Bắc.
Trầu câu là lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi, lễ cưới của người Việt. Thuốc lá và rượu tượng trưng cho lòng thành kính và hiếu thảo của con cháu với ông bà. Lễ vật hoa quả tươi bắt mắt cùng với bánh phu thê theo cặp thể hiện sự son sắc, thủy chung của người phụ nữ đối với người đàn ông.
Ngày nay thì lệ thách cưới không còn như trước đây nữa cho nên các gia đình có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh kế để có thể chuẩn bị lễ vật một cách đầy đủ nhất. Ngoài tráp ra thì còn có một phong bì nhà trai đưa cho nhà gái được gọi là “lễ đen”, đây được coi như là thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của nhà gái và thể hiện tình thương đối với cô con dâu tương lai. Số tiền này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của nhà trai
Lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng không kém so với đám cưới cho nên cả hai bên gia đình nhà trai và nhầ gái đều phải tìm hiểu nghi thức ăn hỏi một cách cẩn thận, tránh cập rập trong nghi lễ từng vùng miền. Bài viết đã gợi ý những thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc Bạn Cần biết, hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.