Sau 9 tháng 10 ngày được bao bọc trong bụng mẹ, khi trẻ sơ sinh ra đời là sự kiện được cả nhà chào đón. Vì vậy phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà cũng là điều bố mẹ cần biết để chuẩn bị tốt nhất cho con.
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà rất được coi trọng nên từ thời xa xưa đã có những phong tục ông bà truyền lại cho con cái, theo quan điểm “có kiêng” “có lành”. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà trở thành một phong tục quan trọng với mỗi gia đình và không bắt buộc đối với bất kỳ đứa trẻ nào.
Việc tin vào kiêng cữ như cách đón bé từ viện về nhà của nhiều gia đình nhằm giúp bé không quấy khóc, hay ăn chóng lớn, thông minh, không bị tà ma xúi quẩy. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc làm theo các phong tục đón trẻ sơ sinh hay không, các mẹ nên hỏi ý kiến ông bà để tránh trường hợp xảy ra ngoài ý muốn.
Giai đoạn trên đường đi cần chọn phương tiện an toàn, tiện lợi, nên chọn xe ô tô để hạn chế người lạ, khói bụi, tiếng ồn và vi khuẩn. Khi đi xe không để nền nhiệt quá lạnh hay nóng sẽ khiến bé khó chịu. Bạn nên kiểm tra bé thường xuyên trong quá trình di chuyển, xem bé có ổn định và thoải mái với không gian hay không.
Xem thêm: Tổng hợp những phong tục lạc hậu ở Việt Nam
Có một vài bé sinh ra phạm giờ xấu nên tuổi không hợp với bố mẹ, cơ thể yếu ớt nên bố mẹ hay làm phong tục cho bé làm con nuôi gửi bé ở cửa Phật, cửa Thánh. Nhờ vào uy danh và đức độ của thần thánh để tránh được các điều xấu cho bé. Việc nhận con nuôi này chỉ thực hiện tượng trưng vì bố mẹ ruột vẫn nuôi trẻ bình thường, khoảng 18 tuổi bố mẹ sẽ tới nơi đã cho con nuôi để chuộc bé về.
Việc thực hiện tục đón trẻ sơ sinh về nhà làm con nuôi này chỉ được thực hiện tượng trưng; bởi bố mẹ ruột vẫn sẽ nuôi nấng trẻ như bình thường. Tới lúc khoảng 10 tuổi, bố mẹ phải tới nơi đã cho con làm con nuôi để chuộc về.
Theo một số quan niệm, việc chọn một người “mát tay” đưa bé về nhà sẽ tạo nhiều điều tốt. Người được đón bé phải nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, có cuộc sống sung túc, nhân hậu và có học thức. Việc này để mong muốn con mình ngoan hơn, lớn lên dễ nuôi, ít quấy khóc, hay ăn và chóng lớn.
Nhiều mẹ hiện nay vẫn áp dụng cách này để đón trẻ sơ sinh về nhà. Treo một củ tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con để xua đuổi tà khí để trẻ không bị quẫy nhiễu.
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà không quấy khóc mẹ có thể nhờ người thân đốt một đống lửa để bước qua khi vào cửa nhà. Theo quan niệm lửa có tác dụng thanh tẩy, khi bước qua đống lửa mục đích có thể cắt đứt sự đeo bám của ma quỷ, vía dữ với em bé. Tuy nhiên theo phong tục này, gia đình cần hết sức cẩn thận để tránh faay bỏng cho cả mẹ và bé.
Dùng cành dâu tằm tươi (trai thì 7 nhánh, gái thì 9 nhánh) bó lại rồi để đầu giường bé sẽ ít giật mình hơn khi ngủ. Đây là kinh nghiệm dân gian được ông bà truyền miệng, xét về khoa học thì không có căn cứ nhưng cha mẹ nên biết áp dụng ““có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Xem thêm: Giải đáp con gái sinh ngày rằm thì thế nào?
Cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ quần áo để che chắn cho bé, quệt ít nhọn nồi hoặc son lên trán cho bé. Trang bị thêm dao, đũa bên cạnh mẹ và bé để phòng ngừa việc trẻ sơ sinh bị tà ma quấy rối.
Các việc nên làm khi đón bé sơ sinh về nhà:
Từ xa xưa ông bà ta kiêng kỵ việc làm nhà mới, cưới vợ vào…
Năm nhuận là gì? Có bao nhiêu ngày? Cách tính năm nhuận như thế nào?…
Điều dưỡng trong những năm gần đây được rất nhiều thí sinh theo học bởi…
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cơ sở đào tạo tại Thành phố…
Tết Khmer ngày mấy tháng mấy là câu hỏi của rất nhiều người đang quan…
Có những điều nên kiêng kỵ vào dịp Tết đã trở thành phong tục lâu…