Những phong tục lạc hậu ở Việt Nam cần được xóa bỏ

Việt Nam là đất nước có rất nhiều phong tục tập quán được lưu truyền trong đời sống xã hội thể hiện tập quán lạc hậu cần được xóa bỏ. Cùng nhìn lại những phong tục lạc hậu ở Việt Nam đã có lâu đời trong các cộng đồng dân cư dưới đây.

Tổng hợp một số những phong tục lạc hậu ở Việt Nam

Quan niệm “trọng nam khinh nữ”

Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa khác nhau, hình thành nhiều phong tục tập quán đặc thù có tốt đẹp và cũng tồn tại phong tục “trọng nam khinh nữ” lạc hậu, lỗi thời. Phong tục này đang tồn tại ở nhiều gia đình tại Việt Nam. Trong quan hệ của gia đình, người nam được ưu tiên hơn và được chiếu cố nhiều hơn nữ.

phong-tuc-lac-hau-o-viet-nam
Phong tục lạc hậu trọng nam khinh nữ đang khiến cho mất cân bằng giới tính

Dân gian có câu “Con gái là con của người ta” nên khi con gái đi lấy chồng thì mối liên hệ gia sản với gia đình cha mẹ ruột không còn. Quan niệm trọng nam khinh nữ còn thể hiện ở việc lựa chọn giới tính khi sinh con, vẫn tồn tại quan niệm mong muốn sinh con trai để nối dõi tông đường gây ra mất cân bằng giới tính. Họ đến chùa cầu tự để thần thánh ban cho mình đứa con để lập tự, hoạt động này mang nghi thức tâm linh và không có cơ sở khoa học.

Xem thêm: Cúng giao thừa có cần gạo muối không?

Củi hứa hôn (Củi cưới) tại tỉnh Kon Tum

Tập tục “củi hứa hôn” này diễn ra tại các làng đồng bào dân tộc Giẻ-Triêng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Các cô gái Giẻ-Triêng, khi bước vào tuổi 16 họ phải vào rừng chặt củi để làm của hồi môn về nhà chồng. Nhà gái phải chuẩn bị từ 100-300 bó củi để làm của hồi môn của cô gái khi về nhà chồng. Việc đi chặt củi được các bà, các mẹ ủng hộ và tôn trọng, chỉ dạy kỹ thuật bổ củi sao cho đẹp, gọn gàng. Việc yêu cầu có phong tục lạc hậu “củi hứa hôn” với số lượng lớn bó củi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cô gái. Sau khi nhà gái cõng củi về nhà trai xong sẽ được nhà trai đáp lễ bằng việc giết mổ bò, heo, gà, rượu cần để mở tiệc mời nhà gái. Việc đáp lễ để mở tiệc mời nhà gái có thể gây áp lực, ảnh hưởng về kinh tế gia đình nên hiện nay quy định về số lượng bó củi đã dần đơn giản hóa theo hình thức tượng trưng, tận dụng cây gỗ do gia đình trồng sau khi thu hoạch.

Để người chết lộ thiên trên sạp trong tang ma

Hiện nay vẫn còn hiện tượng để người chết trên sạp nằm lộ thiên đến khi đi chôn mới khâm liệm đưa vào quan tài. Việc để người chết lộ thiên trên giường, sạp sẽ không đảm bảo vệ sinh và tinh thần cho người sống. Nhiều nơi bà con còn có tập tục để người chết trên sạp được đan bằng cây tre, lồ ô cho đến khi đưa vào quan tài vì lòng thương nhớ, luyến tiếc người thân chết nên họ để người nhà nhìn khuôn mặt lần cuối cùng. Cần tuyên truyền và vận động người dân xóa bỏ tập tục này, sử dụng nắp quan tài tạm thời trong quá trình tang ma.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ở dân tộc thiểu số vẫn còn rất nhiều trường hợp xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống của người mẹ cũng như thế hệ về sau. Các địa phương nên tuyên truyền và vận động người dân xóa bỏ tục lệ này càng sớm càng tốt.

phong-tuc-lac-hau-o-viet-nam
Phong tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi

Xem thêm: Con gái sinh ngày rằm thì thế nào?

Phong tục “nối dây”

Tức là khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố. Còn khi người vợ chết, người chồng góa phải ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của vợ quá cố.

Tục nhớ thương và cho người chết ăn

Tập tục người sau khi chết vẫn được cho ăn cơm, uống rượu diễn ra tại các làng đồng bào dân tộc Giẻ-Triêng, Xơ đăng, Gia rai. Người sống sẽ rải cơm và rượu xung quanh người chết, sau khi chôn người nhà mang cơm, rượu ra mỗi ngày kéo dài đến 1 tháng thì chấm dứt. Tập tục này cần vận động xóa bỏ một phần hoặc đơn giản hóa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhà có người chết.