Ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, phong tục dựng cây nêu ngày tết còn mang ý nghĩa cầu cho mua màng tốt tươi, quốc thái dân an, đất nước thịnh vượng. Dựng cây nêu ngày tết là phong tục truyền thống bao đời nay của người Việt. Khi cây nêu dựng lên báo hiệu một năm mới bắt đầu và thường vào ngày 24 tháng Chạp.
Cây nêu là cây thường được người dân Việt Nam đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Các lễ hội khác như: hội làng, lễ hội đâm trâu,…cũng luôn gắn liền với hình ảnh cây nêu.
Cây nêu của người Kinh thường sử dụng một số loại cây như: tre, lồ ô, bương,…có độ cao khoảng 5-6 mét, đã được tỉa sạch các nhánh và lá. Cây nêu của các dân tộc thiểu số thường sử dụng các loại cây gỗ chắc chắn được vẽ quanh thân, có tua đại.
Trên ngọn cây nêu sẽ được treo một vòng tròn nhỏ. Tùy theo địa phường và vùng miền mà vòng tròn này được treo nhiều vật dụng khác nhau.
Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người Kinh sẽ dựng cây nêu. Vì đó là ngày Táo Quân về trời, tại nhà sẽ không có thần linh canh giữ và ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu. Vì vậy người dân dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ.
Đọc thêm về: Phong tục ăn trầu
Một số dân tộc sẽ có ngày trồng cây nêu khác với người Kinh. Như người Mường sẽ trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Người H’mông dựng vào lễ hội cầu phúc tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5. Ngày dựng cây nêu gọi là ngày lên nêu và ngày hạ cây nêu là ngày mùng 7. Với người dân tộc Sán Dìu, họ sẽ dựng trong lễ cầu mùa để tạ ơn trời đất và cầu mong sự bình yên cho người, gia súc và mùa màng bội thu.
Tùy vào phong tục đặng trưng và mỗi vùng miền khác nhau mà cây nêu sẽ được treo lên những vật dụng như: túi nhỏ đựng trầu cau, những miếng kim loại lớn nhỏ,…
Khi gió thổi, tiếng chúng va vào nhau nghe leng keng rất vui tai. Người ta tin rằng với những vật treo trên cây cộng thêm tiếng động này sẽ báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà đã có chủ và không được quấy phá.
Đọc thêm về: Phong tục đưa ông táo về trời
Vào buổi tối ở một số nơi còn treo cả đèn lồng trên cây để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm giao thừa, người ta còn đốt pháo ở cây nêu để ăn mừng năm mới và xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may.
Phong tục trồng cây nêu ngày Tết được bắt nguồn từ Sự tích cây nêu ngày Tết trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Theo quan niệm người xưa, cây nêu là biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác để bảo vệ bình yên cho con người.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về là lúc Táo Quân về trời. Chính vì thế con người cần những bảo bối như cây nêu để chống lại sự xâm nhập của ma quỷ lúc đang vui chơi.
Thời gian trôi qua, cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời. Nó hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt Nam.
Từ xa xưa, cây nếu đã là biểu tượng cho sự uy quyền. Nhà nào có quyền thế nhất trong vùng thì nhà đó sẽ có cây nêu cao nhất. Ngày nay, việc trồng cây nêu đã dần được thay thế bằng tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày Tết bày trong nhà. Chính vì vậy, hình ảnh cây nêu chỉ còn bắt gặp lác đác tại một số vùng quê hoặc trong các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng thượng du Bác Bộ hay Tây Nguyên.
Ngày nay, trong đời sống hiện đại, phong tục dựng cây nêu ngày Tết đã dần bị mai một bởi người Việt hầu hết chỉ chủ yếu dựng cây nêu để làm đẹp cho nhà vào ngày Tết chứ không hiểu hết về ý nghĩa tâm linh của nó.
Từ xa xưa ông bà ta kiêng kỵ việc làm nhà mới, cưới vợ vào…
Năm nhuận là gì? Có bao nhiêu ngày? Cách tính năm nhuận như thế nào?…
Điều dưỡng trong những năm gần đây được rất nhiều thí sinh theo học bởi…
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cơ sở đào tạo tại Thành phố…
Tết Khmer ngày mấy tháng mấy là câu hỏi của rất nhiều người đang quan…
Có những điều nên kiêng kỵ vào dịp Tết đã trở thành phong tục lâu…