Phong tục đưa ông táo về trời – nét đẹp truyền thống của người Việt

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm gắn liền với phong tục đưa ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng không nhất thiết phải quá cầu kỳ mà sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình. Đây chính là phong tục lâu đời từ xưa tới nay và là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa của phong tục đưa ông Táo về trời

Truyền thuyết dân gian kể lại, ông Táo là vị thần cai quản, quan sát mọi hoạt động của gia chủ trong một năm. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, họa, phúc,…của gia đình đó. Và một điều đặc biệt quan trọng, ông Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ hay những điều dơ bẩn từ bên ngoài nhằm bảo vệ bình an cho gia chủ.

Chính vì vậy, phong tục đưa ông Táo về trời hay còn gọi là lễ đưa ông Táo về trời mang ý nghĩa mong cầu sự ấm no, đầy đủ và sung túc hơn trong năm mới cho gia đình đó. Ngoài ra, phong tục cũng có ý nghĩa thờ “ thần bếp” chuyên cai quản việc bếp núc nữa.

Sự tích ông Táo

Theo truyền thuyết, ngày xưa có hai vợ chồng nghèo do mẫu thuẫn trong cuộc sống nên đã bỏ nhau. Ít lâu sau, người vợ lấy chồng mới. Người chồng cũ thì vẫn ở vậy và sống cuộc sống nghèo khó.

Sự tích ông Táo
Sự tích ông Táo

Đọc thêm về: Lịch sử Việt Nam chia làm mấy giai đoạn

Người chồng đi xin ăn, tình cờ gặp lại người vợ cũ và được hậu đãi tại nhà. Người chồng cũ về bắt gặp và sinh lòng nghi ngờ. Người vợ uất ức quá, đâm đầu vào đống lửa chết, người chồng cũ cũng cảm thương mà chết theo. Người chồng mới sau cũng nhảy vào lửa chết.

Ngọc Hoàng biết chuyện, cảm kích và phong cho 3 người làm Táo quân (dân gian còn hay gọi là Vua Bếp). Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường hay mua 2 mũ ông, 1 mũ bà và 3 con cá chép để dâng cúng. Dân gian quan niệm rằng: vào ngày này, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về chầu trời tâu với Ngọc Hoàng mọi việc trong năm và cầu may mắn cho gia đình. Truyền thuyết này có rất nhiều dị bản khác nhau nhưng cốt truyện chung là như vậy.

Ông Táo theo phong tục cổ truyền Việt Nam

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, Vua Bếp gồm 2 ông và 1 bà tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân ở nơi nhà bếp của người Việt xưa.

Ông Táo, Táo Quân hay Táo Công là những tên gọi mà dân gian xưa sử dụng nói về Vua Bếp. Đây là vị thần bảo vệ nơi gia đình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp. Quanh năm, các vị thần chỉ ở trong bếp và biết hết mọi truyện trong nhà. Chính vì thế để được nhiều may mắn trong năm mới, người xưa thường làm lễ tiễn Táo Quân về trời rất trọng thể.

Vào đúng ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Công sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Và đến đêm giáo thừa, Táo Công sẽ trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Từ ngàn xưa, người Việt đã vô cùng ngường mộ lòng chung thủy của ông Táo và thờ cúng vị thần này với hy vọng Táo Quân sẽ giúp gia chủ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn hạnh phúc và ấm áp.

Người dân thả cá chép
Người dân thả cá chép

Tìm hiểu về: Phong tục ăn trầu

Lễ cúng ông Táo thường diễn ra trước 12 giờ trưa. Sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ. Nếu có cá sống thì sẽ mang thả ra các sông, hồ, biển,…tùy theo khu vực họ sinh sống.

Lễ vật cúng ông Táo

Lễ vật cúng ông Táo về trời thông thường sẽ bao gồm:

  • 3 chiếc mũ ông Táo: trong đó có hai mũ Táo ông và một mũ cho Táo bà. Hai chiếc mũ cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn còn mũ cho Táo bà thì không.
  • 3 bộ áo.
  • 3 bộ quần áo, hài.
  • Hoa tươi.
  • Hương, nến.
  • Tiền vàng.
Mâm cúng Táo Quân
Mâm cúng Táo Quân

Dù cuộc sống ngày nay đang dần hiện đại, tấp nập và hối hả hơn nhưng Tết Táo Quân vẫn giữ được những nét đẹp mang tính bản sắc dân tộc. Sau lễ cúng, đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch là thời điểm mọi người đón ông Táo trở về nhận nhiệm vụ của năm mới. Chính vì thế, dù có bận bịu đến đâu, người dân Việt cũng đều dành thời gian sáng ngày 23 tháng Chạp để mua sắm đầy đủ cho mâm lễ cúng ông Công, ông Táo. Việc làm này đã trở thành một nét đẹp vắn hóa tâm linh của người Việt và được lưu truyền và bảo tồn cho đến tận ngày nay.