Trung thu là ngày bao nhiêu

Trung thu là ngày bao nhiêu? Những hoạt động thú vị vào Tết Trung thu

Tết Trung thu là một ngày lễ đặc biệt đối với nhiều nước ở châu Á, với nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức. Vậy năm 2020 Trung thu là ngày bao nhiêu? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết được những điều thú vị về dịp lễ này nhé.

1. Ngày Trung thu là ngày bao nhiêu?

Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng được diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Theo đó, Tết trung thu năm 2020 sẽ được diễn ra vào 15/08/2020 Âm lịch và là thứ 5 ngày 31/09/2020 theo Dương lịch.

Đây là một dịp lễ đặc biệt và thường có nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ, do đó còn được gọi là ngày Tết của trẻ em. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng, rước đèn lồng và các hoạt động văn nghệ vui nhộn.

Trung thu là ngày bao nhiêu
Trung thu là ngày bao nhiêu?

➤ Xem thêm: Tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng và phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng hay các trò chơi dân gian để các em vui chơi thỏa thích. Đặc biệt, tại nhiều nơi ở Trung Quốc còn có tổ chức bắn pháo hoa rực rỡ trong ngày này.

Bên cạnh những hình ảnh gắn bó và quen thuộc trong tâm thức của mỗi người dân Việt như những chiếc đèn ông sao, chú Cuội, chị Hằng, bánh trung thu, mâm cỗ trông trăng… Tết trung thu còn là dịp để mọi người tri ân bằng cách tặng bạn bè, người thân những món quà ý nghĩa.

2. Tết Trung thu ở một số nước trên thế giới

Tết Trung thu là lễ hội đặc biệt tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,Nhật Bản, Triều Tiên… Trung thu cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Việt Nam

Trung thu là ngày lễ lớn gắn liền với trẻ em. Vào dịp Tết Trung thu, trên các phố phường thường được trang trí rực rỡ màu sắc với đèn lồng và đèn ông sao. Các cửa hàng lúc này cũng bắt đầu bày bán các loại đồ chơi, mặt nạ, đèn Trung thu…

Vào đúng ngày 15/8 Âm lịch, người dân Việt Nam thường bày mâm ngũ quả bao gồm bưởi, hồng và bánh trung thu để cúng rằm… Sau đó, các thành viên trong gia đình cùng nhau rước đèn, xem múa lân, ngắm trăng và phá cỗ.

Trung thu là ngày bao nhiêu

Loại bánh phổ biến trong dịp Tết Trung thu

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Tết Trung thu được gọi là Tsukimi – lễ hội ngắm trăng. Vào ngày này, người dân sẽ làm những món bánh truyền thống Tsukimi Dango có hình tam giác, sau đó họ đặt những khay bánh ở bên hiên nhà. Họ quan niệm rằng nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.

Trung Quốc 

Tại đất nước Trung Quốc, Trung thu là lễ hội lớn thứ 2 chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào dịp lễ này, mọi người sẽ trở về bên gia đình, cùng nhau ăn tối và thưởng thức các loại bánh truyền thống. Một số địa phương còn tổ chức các lễ hội quy mô lớn với các hoạt động như rước đèn lồng, múa lân, múa sư tử và có nơi còn bắn pháo hoa.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, Trung thu còn có tên khác là lễ Chuseok, lễ tạ ơn. Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất của nước này, người dân thường được nghỉ 3 ngày liên tiếp. Vào dịp lễ này, họ dành thời gian để quây quần bên người thân, bạn bè và cùng nhau thưởng thức món bánh đặc trưng Songphyun. Đến tối, trẻ em sẽ mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc và cùng nhảy múa dưới ánh trăng sáng.

Trung thu là ngày bao nhiêu?

Trung thu là ngày bao nhiêu? Những hoạt động thú vị vào Tết Trung thu

Singapore

Tại Singapore có cộng đồng người gốc Hoa sinh sông nên lễ hội này có nhiều nét tương đồng với truyền thống tại Trung Quốc. Hoạt động phổ biến nhất trong lễ hội ở quốc gia này là rước đèn lồng. Nhiều ngày trước khi lễ hội bắt đầu, những chiếc đèn nhiều hình thù sặc sỡ sẽ xuất hiện tại nhiều nơi trên khắp phố phường. Bánh trung thu ở Singapore có hương vị hơi khác biệt với bánh tại Trung Quốc, phổ biến nhất là bánh nhân sầu riêng.

Thái Lan

Ở đất nước Thái Lan, Tết Trung thu sẽ được tổ chức vào đúng 15/8 âm lịch với tên gọi Lễ cầu trăng. Vào dịp này, người dân Thái sẽ tổ chức lễ cúng trăng và ngồi quây quần bên nhau để cầu nguyện. Họ thường bày quả đào và bánh Trung thu trên bàn thờ để cúng tổ tiên. Theo quan niệm của người dân nước này, Bát Tiên sẽ mang quả đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác, đồng thời chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người.

Malaysia

Vào dịp Tết Trung thu, người Malaysia cũng thường làm bánh trong ngày Rằm tháng 8 và thắp đèn lồng để đón mừng Tết Trung thu. Cùng với đó là các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí tưng bừng, nhộn nhịp ở trên các đường phố.

Trung thu là ngày bao nhiêu

Trung thu là ngày bao nhiêu? Những hoạt động thú vị vào Tết Trung thu

Myanmar

Người dân Myanmar gọi Tết Trung thu là Lễ trăng tròn hay Tiết quang minh. Trong đêm rằm, họ đều thắp đèn lồng để mang lại ánh sáng rực rỡ cho cả thành phố. Vào dịp này, mọi người dân Myanmar sẽ cùng nhau vui chơi, nhảy múa và xem kịch để thể hiện niềm hân hoan cho mùa màng bội thu.

Lào

Người Lào gọi Tết Trung thu là Nguyệt phúc tiết – Lễ hội trăng phước lành. Tết này không chỉ dành riêng cho trẻ em mà còn là dịp để các chàng trai, cô gái tụ tập ca hát, nhảy múa thâu đêm. Còn người lớn sẽ ở nhà thưởng thức trà và ngắm trăng.

Tổng hợp