giao-thua-ngay-may

Năm Qúy Mão 2023 giao thừa ngày mấy Dương lịch?

Thời điểm Tết nguyên đán 2023 đang đến gần ai cũng háo hức xem năm Qúy Mão 2023 giao thừa ngày mấy dương lịch để chủ động sắp xếp thời gian và công việc và sớm về đoàn viên bên gia đình.

Ý nghĩa của Tết Nguyên đán 

Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023 đến sớm hơn mọi năm, vì vậy các gia đình đang tất bận chuẩn bị cho cái Tết đủ đầy. Tết Âm lịch (hay Tết Nguyên đán, Tết Cổ truyền) là ngày lễ lớn nhất trong các lễ hội ở Việt Nam. Tết Nguyên đán, lễ cúng giao thừa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh người Việt. Tết là dịp để tất cả mọi người cùng hội tụ, đoàn viên bên nhau, cùng về thăm quê hương và tưởng nhớ tổ tiên của mình.

Năm 2023 giao thừa ngày mấy dương lịch?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa được hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới. Giao thừa và đón năm mới Tết nguyên đán là thời điểm tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, cầu chúc sự bình an, may mắn cho năm sắp tới.

giao-thua-ngay-may
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Qúy Mão năm 2023

Giao thừa nằm 2023 rơi vào thứ 7 ngày 21/01/2023 Dương lịch, cũng chính là ngày 30 Tết Nguyên Đán. Tết nguyên đán Qúy Mão âm lịch năm 2023 diễn ra liên tục trong 3 ngày, từ 22/01/2023 – 24/01/2023, tương đương với Mùng 1, Mùng 2 và Mùng 3 Tết.

Trong đó,

  • Mùng 1 Tết nguyên đán 2023 vào ngày 22/01/2022 (Chủ Nhật) Dương lịch
  • Mùng 2 Tết nguyên đán 2023 vào ngày 23/01/2022 (Thứ Hai) Dương lịch
  • Mùng 3 Tết nguyên đán 2023 vào ngày 24/01/2022 (Thứ Ba) Dương lịch

Những việc nên làm trước giao thừa

Thời khắc Giao thừa có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Việt Nam. Có một số những việc cần làm trước đêm Giao thừa để một năm mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn đó là:

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
  • Thắp hương bàn thờ tổ tiên và Phật
  • Không gây cự cãi
  • Trưng hoa, cây cảnh
  • Trữ nước đầy đủ
  • Mặc quần áo mới các màu đỏ, màu tươi sáng
  • Trả hết nợ
  • Để tiền đầy ví

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa như thế nào?

Lễ cúng giao thừa thường bao gồm 2 lễ là cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời để cầu mong những điều tốt lành, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới.

giao-thua-ngay-may
Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa trong nhà để mời ông bà Tổ tiên về đoàn tụ ăn Tết cùng gia đình, phù hộ cho con cháu trong năm mới gặp điều tốt lành. Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm bánh chưng (bánh tét), giò chả, thịt gà luộc, hương hoa, nến, trầu cau, đèn dầu, bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt….

Mâm cúng giao thừa ngoài trời là lễ đón quan Hành khiển mới đến cai quản và tiễn đưa quan Hành khiển cũ về trời báo cáo những việc trong năm.

giao-thua-ngay-may
Gạo và muối không thể thiếu trong mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời

Xem thêm: cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời hàng năm

Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời lễ vật bao gồm ngũ quả, hương, hoa, muối, gạo, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh. Lễ vật cúng tùy vào sự chân thành và cung kính của gia chủ. Mâm cúng giao thừa ngoài trời thường được đặt ở giữa sân hoặc trước cửa nhà, người làm lễ cúng cần mặc quần áo nghiêm chỉnh, sạch sẽ.

Theo quan niệm dân gian, cần tiến hành cúng ngoài trời trước và cúng trong nhà để cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà cầu xin cho gia đình trong năm mới gặp nhiều điều tốt lành.

Nên cúng giao thừa lúc mấy giờ năm Quý Mão 2023 để may mắn cả năm?

Lễ cúng giao thừa (lễ Trừ tịch) là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Theo các chuyên gia phong thủy, nghi lễ cúng giao thừa năm Quý Mão 2023 nên được tiến hành vào chính Tý (0 giờ đêmm) và kết thúc thủ tục trước 1 giờ sáng, ngày mùng 1 Tết. Làm trước 1 giờ sáng vì là lúc các vị thần cũ bàn giao công việc cho vị thần mới, bạn nên cúng trước thời gian này để trừ hết điều xui rủi và đón những điều may mắn hơn trong năm mới.