Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa

Phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa đã từng rất phổ biến tại Việt Nam và cũng là nét độc đáo trong bản sắc dân tộc. Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người xưa như thế nào?.

Phong tục nhuộm răng đen được xem là chuẩn mực của cái đẹp tạo nên sự chỉn chu quý phái cho cả đàn ông và đàn bà ăn sâu vào tiềm thức để đời sau còn nhớ mãi.

Tục nhuộm răng đen của người Việt có từ khi nào?

Tục nhuộm răng đen đã từng rất phổ biến ở Việt Nam. Ngày nay, hình ảnh người bà, người mẹ, thiếu nữ với hàm răng đen nhánh chỉ còn là một hình ảnh đẹp trong quá khứ. Tục nhuộm răng đen của người Việt có từ xa xưa nhưng tại Đông Dương chưa tìm thấy chính xác niên đại nào.

Phong tục nhuộm răng đen trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. “Da trắng, răng đen” tạo nên sự cuốn hút cho bao chàng trai thời ấy. Các cô gái không ăn trầu cũng vẫn nhuộm răng đen, đàn ông cũng nhuộm răng đen nhưng số lượng ít hơn. Chính tục lệ ăn trầu là lý do trực tiếp của tục nhuộm răng vì ăn trầu làm ố đen răng nên phải nhuộm đen để tạo được sự thẩm mỹ duyên dáng cho hàm răng.

Tục nhuộm răng đen thông dụng ở miền Trung và miền Bắc, nhất là Kinh đô Huế. Ở đây là nơi cực thịnh nghệ thuật nhuộm răng vì có các ông hoàng bà chúa, các cung tần mỹ nữ, tầng lớp quan lại, các cô chiêu, cậu ấm nho sĩ rất ưa chuộng việc nhuộm răng. Ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

Phong tục nhuộm răng đen là phong tục cổ truyền không chỉ của người Việt mà còn có tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Dao, Lự, Si La, Mường.

Sách “Lịch sử Việt Nam” có đoạn:

“Về thời Hùng Vương, ai cũng xăm mình.

Ai cũng búi tóc hoặc cắt tóc ngắn.

Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay.

Người ta nhuộm răng, ăn trầu”.

phong-tuc-nhuom-rang-den
Người Việt từ thời Hùng Vương đã ăn trầu nhuộm răng

Xem thêm: Tìm hiểu phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà

Có ghi chép rằng tục nhuộm răng đen có từ thời vua Quang Trung. Trong bài hịch của vua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc đánh giặc Thanh năm 1789 có câu liên quan đến tục nhuộm răng: Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng.

Trong trang 48, tập 1 cuốn Lịch Sử Việt Nam người ta có nhắc tới việc người Việt từ thời Hùng Vương đã ăn trầu nhuộm răng. Trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm cũng nhắc tới nụ cười của cô gái Kinh Bắc: Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng.

 Theo quan niệm về cái đẹp thời xưa, hàm răng đen bóng tạo nên sự chỉn chu quý phái, là chuẩn mực của cái đẹp không chỉ riêng với phụ nữ mà cả với nam giới. Do đó, vẻ đẹp của hàm răng đen đã được đưa vào ca dao, thi ca về nét đẹp Việt Nam. Răng đen ai nhuộm cho mình/ Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say?.

Có rất nhiều các dẫn chứng lịch sử chứng minh người Việt có tục nhuộm răng. Người xưa nhuộm răng đen qua 3 công đoạn đó là:

  • Mài man răng bằng chanh hoặc rượu trắng
  • Phết nhựa cánh kiến đến khi răng đỏ
  • Bôi phèn đen và nhựa cánh kiến cho tới khi răng đen hoàn toàn

Việc nhuộm răng đen thời ấy cũng được xếp thứ 4 trong 10 chuẩn mực đo nét duyên của người con gái. Một thương tóc bỏ đuôi gà/ Hai thương ăn nói mặn mà có duyên/ Ba thương má lúm đồng tiền/ Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua.

Ý nghĩa phong tục nhuộm đen răng của người Việt

Nhuộm răng đen mỗi quốc gia sẽ có ý nghĩa khác nhau, tục nhuộm răng đen còn được coi là chuẩn mực đạo đức. Thời bấy giờ người ta đánh giá những người nào răng là người không tử tế. Xã hội xưa thường đánh giá cao vẻ bề ngoài, chỉ những người trưởng thành, đàng hoàng mới nhuộm răng đen.

Không chỉ ở Việt Nam, mà phong tục nhuộm răng đen của nhiều quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản.

phong-tuc-nhuom-rang-den
Không chỉ Việt Nam, nhiều nước châu Á cũng tồn tại tục lệ nhuộm răng

Xem thêm: Tổng hợp những phong tục lạc hậu ở Việt Nam

Người con gái có nhan sắc mà răng không đen nhánh thì nhan sắc cũng giảm nửa phần. Vì vậy các cô gái dù không ăn trầu vẫn cứ nhuộm răng đen. Với người Việt, phong tục nhuộm răng đen còn mang ý nghĩa đánh dấu tuổi trưởng thành và thể hiện sự tôn dân tộc.

Phong tục nhuộm răng đen khi đó đã trở thành luật phổ biến trong dân chúng, nếu ai đã sở hữu một hàm răng đen cứ khoảng gần một năm phải nhuộm lại. Trong các ngày lễ vui trọng đại phải nhuộm răng lại cho đen để đi tham dự.

Nhuộm răng đen sẽ thu hút được người đối diện, răng đen có một ý nghĩa đã ăn sâu vào tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Răng trắng thời đó sẽ bị đánh giá là người không ra gì, kém sang. Phong tục nhuộm răng đen thời bấy giờ là thước đo nhân cách của người phụ nữ. Ý nghĩa của tục nhuộm răng đen còn để khẳng định lòng tự tôn dân tộc Việt Nam phân biệt với người Tàu. Dù hiện tại không còn tồn tại nhưng tục nhuộm răng đen là một trong những giá trị văn hóa cần được trân trọng.