Phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam là tục lệ không thể thiếu của người Việt Nam từ ngàn xưa. Nó trở thành một nét đẹp văn hóa với mong ước một năm may mắn, thịnh vượn, dồi dào sức khỏe và tài lộc.
Nguồn gốc của phong tục xông đất đầu năm
Phong tục xông đất hay còn gọi là xông nhà hay đạp đất vào đầu năm mới là một phong tục cổ truyền được dân tộc ra gìn giữ bao đời nay. Tục xông đất ngày Tết bắt nguồn từ mong muốn của ông cha ta xưa về một năm bình an, thuận buồm xuôi gió và tránh được những xui xẻo, tai ương.
Đọc thêm về: phong tục dựng cây nêu ngày tết
Từ lâu, ông bà ta đã xem phong tục xông đất như một nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về và không ai còn nhớ chính xác tục xông đất bắt nguồn từ khi nào. Khi đã bước qua thời khắc giao thừa là chúng ta có thể xông đất.
Ý nghĩa của phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam như thế nào?
Việc có người hợp tuổi xông đất đầu năm mới sẽ đem đến tiền tài, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ trong suốt một năm. Chính vì thế, có rất nhiều gia đình đã tìm người xông đất trước đó vài ngày với mong muốn có một năm công danh, tài lộc, gia đình hạnh phúc, viên mãn.
Tìm hiểu thêm về: phong tục đưa ông táo về trời
Xông nhà hay đạp đất là nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó, nó còn mang ý nghĩa làm thắt chặt thêm tình cảm giữa con người với nhau, giữa tình làng nghĩa xóm. Những lời nói yêu thương dành cho nhau sẽ được thể hiện qua những câu chúc hay những bữa cơm ấm áp đầu năm mới.
Ngoài ra, xông nhà còn được áp dụng trong các trường hợp như: chuyển đến nhà mới, nơi ở mới, xông nhà để xả xui hoặc đơn giản hơn là thanh tẩy không khí để vượng khí của ngôi nhà được tốt hơn trước.
Chọn người đến xông đất ngày Tết
Xông đất ngày đầu năm, người xưa chỉ có duy nhất 2 cách để chọn người xông. Đó là:
- Với những người làm quan chức hoặc có học sẽ chọn người xông đất có tuổi hợp với chủ nhà. Người đó phải là đàn ông và là trụ cột của gia đình.
- Với những người lao động thì có phần đơn giản hơn. Người được chọn xông đất sẽ là người khỏe mạnh, tốt tính và có gia đình thuận hòa, khấm khá.
Thời xưa, ở một số gia đình tại một số vùng miền vẫn còn cổ hủ. Họ cho rằng đàn bà, con gái đến xông đất đầu năm sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ. Chính vì vậy, những ngày đầu năm, phụ nữ thường e ngại khi đi chúc Tết anh em, họ hàng cũng như hàng xóm. Tuy vậy, xã hội ngày nay đã ngày càng tân tiến hơn xưa, bình đẳng hơn về giới thì quan niệm cổ hủ, lạc hậu đó cũng dẫn được xóa bỏ.
Ngày nay, xu hướng chọn người xông nhà là những người hợp tuổi, bất kể là nam, nữ, trai, gái,…Tiếp sau đó là những người thành công, hiền lành, tử tế, đỗ đạt cao,…
Những lưu ý quan trọng khi đi xông đất ngày tết
Phong tục xông đất được rất nhiều gia đình Việt Nam coi trọng và đặt biệt là người miền Bắc. Chính vì thế, nếu bạn được nhờ làm người đến xông nhà ngày Tết thì bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Khi đến xông nhà, chúng ta nên nói tới những câu chuyện vui vẻ, những điều may mắn, tránh nói đến những câu chuyện buồn của năm cũ hoặc những chuyện không hay đã qua.
- Những người khắc tuổi, nhà có tang, hay ốm đau,…không nên xông đất nhà người khác,
- Khi tới nhà người khác xông đất, người xông đất nên mặc đồ màu sắc tươi tắn, nhã nhặn, không nên mặc đồ màu đen hoặc trắng.
- Hiện nay vẫn có nhiều gia chủ quan niệm không nên nhờ phụ nữ xông đất. Chính vì thế, nếu bạn là nữ đi cùng hãy vào nhà sau nam giới.
- Với trường hợp xông đất tự nhiên thì gia chủ sẽ để thuận theo tuổi tác và không quá khắt khe trong việc này.
Phong tụ xông đất đầu năm là một mỹ tục của người Việt Nam. Với nhiều người, nó còn mang ý nghĩa gắn chặt tình cảm và hướng thiện. Người đi xông đất có được niềm vui khi đã làm được việc phúc còn gia chủ thì mãn nguyện với niềm tin gia đình sẽ được may mắn, an khang và thịnh vượng suốt năm.