Tìm hiểu ngày lễ báo hiếu cha mẹ – Nguồn gốc và ý nghĩa

Theo phong tục và truyền thống Phật giáo Việt Nam, Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo với ý nghĩa là ngày lễ báo hiếu cha mẹ. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ báo hiếu cha mẹ là gì? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào?

Theo tín ngưỡng dân gian thì Xá tội vong nhân là ngày mở cửa ngục để ân xá tội cho các vong nhân được thoát sanh về cảnh giới an lành. Chúng ta thường thấy vào ngày này sẽ có nghi lễ cúng cô hồn vào buổi chiều để thờ cúng những vong linh không nhà, không cửa, không người thân trên Dương thế.

Quen thuộc hơn thì ta gọi đó là cúng cô hồn, tháng cô hồn. Phong tục dân gian Trung Quốc và Việt Nam cho rằng, tháng cô hồn là tháng không may mắn và có nhiều điều kiêng kỵ khi làm bất cứ điều gì. Họ được khuyến khích ăn chay và làm nhiều việc thiện để cầu bình an.

Do lễ Vu Lan trùng với khá nhiều nghi lễ truyền thống khác như Tết Trung nguyên và Xá tội vong nhân nên ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch) tổ chức nhiều sự kiện liên tiếp. Bao gồm tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Ngoài ra, còn có phóng sanh, làm phước, cúng dường và bố thí để hồi hướng công đức cho đấng sinh thành.

Vu lan mùa hiếu hạnh
Vu lan mùa hiếu hạnh

Tìm hiếu thêm: Tết Hàn Thực là gì

Nguồn gốc ngày lễ báo hiếu cha mẹ

Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt.
Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không

Bài viết liên quan: Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

Ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ báo hiếu cha mẹ

Ngày lễ Vu Lan là dịp để những người con, người cháu trong gia đình thể hiện lòng hiếu thảo, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà và lòng kính nhớ tổ tiên, phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Ở Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức bông hồng cài áo. Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách “Bông Hồng Cài Áo” viết năm 1962. Những ai may mắn còn cha, mẹ sẽ được cài bông hồng đỏ và một bông hồng trắng cho những ai cha, mẹ đã không còn bên cạnh mình nữa mà đã đi vào cõi luân hồi.

Bông hồng được xem là vua các loại hoa, là biểu tượng của tình yêu, sự cao quí, ngát hương. Bông hồng cài trên ngực áo thể hiện những tình cảm tốt đẹp nhất, thiêng liêng nhất của người con dành cho cha mẹ mình.

Đối với một số người để nói câu yêu thương đối với cha mẹ, ngày lễ Vu Lan sắp đến chính là dịp để bạn thể hiện tình yêu dành cho cha, mẹ những người có tình yêu bao la, sinh thành dạy dỗ chúng ta nên người. Hãy trân trọng và thể hiện lòng hiếu thảo khi cha mẹ còn bên cạnh mình, bạn nhé!

Rate this post

About The Author