Tết Khmer ngày mấy tháng mấy – Các nghi lễ được tổ chức trong ngày Tết

Tết Khmer ngày mấy tháng mấy là câu hỏi của rất nhiều người đang quan tâm đến phong tục của người dân Khmer. Để trả lời cho câu hỏi này bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Tết Khmer ngày mấy tháng mấy năm 2024?

Theo lịch sử, Tết Khmer kéo dài 10 – 15 ngày bắt đầu từ ngày 21 tháng 5 năm 2024 (tức ngày 14 tháng 4 âm lịch) đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer và đánh dấu sự khởi đầu của một mùa vụ mới. Những ngày này được tính theo lịch Khmer Campuchia, với ảnh hưởng của thiên văn học Ấn Độ người Khmer tính đầu năm theo hai phương pháp như: “Chôl” dựa trên sự chuyển động của mặt trăng và được đánh dấu bằng 12 biểu tượng hoàng đạo trong một chu kỳ được tính vào đầu tháng 4 dương lịch. “Chnăm” dựa trên sự chuyển động của mặt trời được tính theo chu kỳ trăng tròn, trăng khuyết.

Tết Khmer ngày mấy tháng mấy năm 2024?
Tết Khmer ngày mấy tháng mấy năm 2024?

Xem thêm:

Ý nghĩa của ngày Tết Chol Chnam Thmay người Khmer

Tết của người Khmer được tổ chức hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên và những người có công cho đất nước. Đây là dịp để mọi người sắm sửa đầy đủ lễ vật để dâng lên tổ tiên, báo hiếu bậc sinh thành và những người có công với đất nước đã khuất, qua đó cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Ngoài ra Tết Chol Chnam Thmay còn là cơ hội để người dân Khmer quảng bá du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ nhanh chóng.

Phong tục của ngày Tết Chol Chnam Thmay

Tết của người Khmer cũng giống như tết của người dân nước Lào, Campuchia, Brunei, Thái Lan, Tết của người Khmer cũng đón năm mới trong ba ngày giống như Tết nguyên đán của người Việt Nam.

Tết Khmer ngày mấy tháng mấy năm 2024?
Tết Khmer ngày mấy tháng mấy năm 2024?

Đêm giao thừa

Người Khmer quan niệm Tết sẽ có sự xuất hiện của Nữ Thần Mặt Trăng một trong bày người con gái của thần Maha Prum người sẽ đến ban phước lành cho người dân trong dịp năm mới. Thực hiện nghi lễ trang trọng này sẽ là một nhà sư rất được kính trọng gọi là A Cha. Đêm giao thừa các lễ vật được đặt trên bàn thờ ở những nơi nổi bật nhất để chào đón các vị thần linh và tổ tiên. Trong mâm lễ vật gồm có năm ngọn nến, năm nén hương, năm bát xôi, một cặp dừa, hai ly nước, hoa tươi và 11 loại trái cây khác nhau, mọi người trong gia đình ngồi trước ban thờ cầu nguyện cho năm mới hạnh phúc và nhiều phước lành.

Ngày đầu tiên Chol Sangkran Chmay

Ngày đầu tiên của Tết là ngày quan trọng nhất đối với người Khmer, ngày Lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran). Những ngày này mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề để đội lễ lên chùa, khi đến giờ tốt sẽ diễn ra rước lễ bất kể sáng hay chiều. Đại lịch  được xếp trong khay sơn son thếp vàng và được kiệu khiêng đi chính điện 3 vòng trang trọng, sau đó vào chính điện làm lễ và mọi người vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới. Nghi lễ rước đại lịch của người Khmer tương tự nhu lễ đón giao thừa Tết Nguyên đán của người Việt với mục đích tiễn những điều xui xẻo của năm cũ và chào đón những điều tốt đẹp, tốt lành trong năm mới.

Ngày thứ hai Wonbơf

Ngày thứ 2 tết người Tết Khmer (Wonbơf) người dân sẽ tiến hành dâng cơm lên Phật và đắp núi cát. Những ngày Tết này người dân Khmer sẽ mang cơm lên tận chùa để đãi các nhà sư và nghe tụng kinh niệm Phật. Tới buổi chiều người dân thực hiện nghi lễ đắp núi cát nhằm bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành đối với ông bà tổ tiên. Mỗi hạt cát được đắp lên thành núi sẽ giúp cho người có tội được giải thoát ở trần gian. Vì vậy vào mỗi dịp Tết đến người dân Khmer sẽ cùng nhau đắp núi cát để cầu mong Phật ban cho họ phước lành.

Tuy nhiên ngày nay việc đắp núi cát chỉ được thực hiện khi đang xây dựng chùa, cát khi người dân mang đến để dùng vào việc xây dựng chùa. Ngoài ra người dân có thể thay núi cát thành đắp núi gạo, núi lúa, lượng lúa gạo này sẽ dành cung cấp lương thực cho sư hoặc những người dân nghèo.

Ngày thứ ba Lơm Săk

Vào ngày thứ ba của Tết Khmer là lễ tắm Phật và cầu siêu. Nghi lễ tắm Phật được đặt vào thau lớn có hoa tươi, các nhà sư sẽ dùng những cành thơm để nhúng nước tắm tượng Phật. Sau khi làm lễ tắm Phật ở chùa mọi người lại về nhà tiến hành tắm Phật ở gia đình, nhằm bày tỏ lòng biết ơn với đức Phật gội rửa những điều không may mắn trong năm cũ, chào đón một năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Sau khi tắm Phật xong người dân Khmer tập trung lại cùng các vị Acha tại nơi chứa hài cốt để cầu siêu cho các linh hồn và người thân của mình khi gửi tro cốt ở đây được siêu thoát.

Bài viết trên đã giúp bạn giảo đáp thắc mắc được phần nào về Tết Khmer ngày mấy tháng mấy và các nghi lễ ngày Tết của người Khmer, hy vọng bài viết đã mang lại nhưng thông tin hữu ích với bạn đọc.