Tết của Thái Lan không giống như ở Việt Nam ta, Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 được gọi là Songkran. Để tìm hiểu rõ hơn về lễ hội té nước Songkran này mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Tết cổ truyền của Thái Lan
Tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan được tổ chức theo Phật lịch diễn ra từ giữa tháng 4 hằng ăn và kéo dài khoảng 3 ngày. Ngoài ra, ở những thành phố lớn như Phuket, Pattaya thì lễ hội có thể kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày.
Những ngày lễ Tết này người dân Thái Lan cũng có các hoạt động truyền thống như lau dọn bàn thờ, chúc may mắn, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, cầu may… Ngoài ra người dân còn tổ chức tết theo cách đặc biệt hơn bằng các hoạt động té nước, người Thái Lan quan niệm rằng ai được té nước nhiều nhất thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn. Những ngày nay tất cả già trẻ, lớn bé đều đổ ra đường với các dụng cụ như xô, chậu, súng nước để tham gia lễ hội này.
Xem thêm:
Ý nghĩa của lễ hội té nước Thái Lan
Thái Lan được biết đến là quốc gia có tới 95% số người theo đạo Phật, vì vậy Phật giáo chính là quốc giáo của quốc gia này. Lễ hội té nước Thái Lan Songkran được tổ chức theo phật lịch tương đương ngày 13 – 15/4 theo dương lịch, lễ hội này được quy định từ năm 1941 do Hoàng Gia Thái quy định.
Từ Songkran bắt nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa là “dịch chuyển, chuyển giao”, đây là thời điểm mà mặt trời dịch chuyển từ khu vực cung hoàng đạo Bạch Dương sang cung Kim Ngưu. Lễ hội té nước mọi người té nước vào nhau để biểu thị điều may mắn, ai được té nước nhiều nhất thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn nhất.
Bên cạnh hoạt động té nước người dân còn tham dự lễ Phật Đản, mọi người đem hoa quả và các món chay lên chùa cúng dường cho các nhà sư, phóng sinh, cầu phúc cho gia đình, ông bà bố mẹ, cuối cùng mọi người lấy nước thơm đã tắm Phật để té lên người nhau nhằm chúc phúc cho nhau.
Các hoạt động trong 3 ngày Tết Songkran
Ngày Wan Sungkharn Long – Ngày đầu tiên
Ngày đầu tiên Wan Sungkharn Long là ngày để người dân dọn dẹp, chuẩn bị chào đón năm mới. Mọi người dọn dẹp nhà cửa và tắm rửa sạch sẽ, để gột bỏ những xui xẻo và không may mắn của năm trước, sẵn sàng đón chào một năm mới bình yên, tốt lành. Đây cũng là dịp để những người con đi xa nhà trở về tụ họp với gia đình, mọi người trong gia đình tụ tập nấu nướng chuẩn bị đồ cúng cho ngày thứ 2 bắt đầu làm lễ.
Ngày Wan Nao – Ngày thứ hai
Ngày Wan Nao là ngày giống như ngày 30 Tết của chúng ta, người dân Thái Lan sẽ dậy từ sớm chuẩn bị những mâm đồ cúng để cúng tổ tiên và đem đến chùa để cúng. Sau khi đã làm lễ ở chùa người Thái sẽ đến bờ sông để làm những ngôi nhà bằng cát, vì họ tin rằng mỗi hạt cát trôi đi sẽ cuốn đi những muộn phiền lo âu của năm cũ, đón chờ một năm mới bình an, phát tài.
Ngày Wan Nao ở Thái Lan cũng giống như ngày Tết ở Việt Nam là chúc tết ông bà họ hàng. Nhưng người Thái sẽ chuyển lời chúc đó thành việc té nước thơm vào những người yêu thương và người lớn tuổi để tỏ lòng thành kính.
Ngày Wan Payawan – Ngày thứ ba
Wan Payawan là ngày đầu năm mới tương đương với ngày mùng 1 Tết nguyên đán của chúng ta. Ngày này người dân xứ chùa Vàng diện những bộ quần áo đẹp nhất lên chùa để tham gia lễ hội tắm Phật, bởi ngày này là ngày mà đức Phật được sinh ra. Sau khi kết thúc tắm Phật người người sẽ đổ ra đường để tham gia lễ hội té nước mà ai cũng mong chờ nhất. Mỗi người một dụng cụ có thể chứa được nước để té nước vào nhau và có thể có cả bột màu để lễ hội thêm sinh động và thú vị hơn.
Trên đây là những thông tin về Tết của Thái Lan và những hoạt động thú vị trong này Tết truyền thống của đất nước này. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho những ai đang có ý định đi du lịch tới xứ Chùa vàng vào dịp tết.
You may also like
-
Tết Khmer ngày mấy tháng mấy – Các nghi lễ được tổ chức trong ngày Tết
-
Tết không nên làm gì tránh gặp xui xẻo cả năm
-
Tết của người Mông diễn ra vào thời gian nào, có gì hấp dẫn?
-
Tết ăn gì cho đỡ ngán – Những món ăn chống ngán không bị tăng cần ngày Tết
-
Tết ăn gì cho may mắn? Các món ăn ngày Tết mang lại may mắn