Tết của người Mông diễn ra vào thời gian nào? Có giống như Tết nguyên đán của người dân tộc Kinh không, có gì đặc sắc, hấp dẫn, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tết của người Mông diễn ra vào thời gian nào?
Người Mông họ ăn tết theo mùa vụ, không giống như Tết ở dưới xuôi. Thường Tết của người Mông sẽ trước tết nguyên đán 1 tháng bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 hằng năm. Đó là thời điểm sau khi thu hoạch mùa vụ của người Mông, họ sẽ nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày mùa vụ mệt mỏi.
Tết của người Mông là thời điểm để con cháu sum vầy, quây quần để thể hiện lòng biết ơn và trân trọng với ông bà tổ tiên, cầu mong cho một năm mới bình an, hạnh phúc.
Xem thêm:
Tết cổ truyền của người Mông có gì hấp dẫn?
Ở vùng núi phía Tây Bắc như, Sapa, Lào Cai, Hà Giang, Mộc Châu, Sơn La tỉ lệ người Mông chiến số lượng rất đông. Ngoài khoảng thời gian ăn tết sau mùa vụ người Mông cũng chọn ăn tết nguyên đán để tiện cho con cháu đi làm ở xa có thể về chung vui tụ họp gia đình
Theo phong tục của người Mông họ quan niệm ngày và đêm là 2 phạm trù hoàn toàn khách biệt, khoảnh khắc chuyển giao lúc mặt trời lặn chính là lúc mọi người trong làng cùng nhau thực hiện ghi lễ Lử-xu. Sau đó mọi người ai về nhà nấy để làm lễ thay và dọn dẹp ban thờ tổ tiên. Nơi ban thờ linh thiêng cần phải được trang hoàng thật hoành tránh để mong ước một năm mới có thật nhiều may mắn và an lành.
Không giống như tết ở dưới xuôi tết là không thể thiếu bánh chưng, nhưng với người Mông tết thì lại không thể thiếu bánh dày. Vì họ quan niệm rằng bánh giày sẽ tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời là biểu tượng linh thiêng không thể thiếu trong ngày tết.
Để làm được chiếc bánh dày thơm ngon người Mông phải làm rất kỳ công, họ thay nhau giã bánh bằng cối, bánh dày được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo được gói bằng lá chuối. Ngoài ra vào mỗi dịp tết người Mông tin rằng hộ cùng nhau ngồi nhâm nhi chén rượu ngô sẽ mang lại nhiều may mắn và bình an với gia đình.
Một số tục lệ trong ngày Tết cổ truyền Mông
Mỗi dịp Tết đến xuân về chính là dịp để gia đình con cháu được tụ họp về để thắp hương cho ông bà tổ tiên. Ngày 30 tết mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, đêm giao thừa mỗi gia đình sẽ làm cơm để cúng gia tiên và mà nhà.
Sáng sớm mùng 1 các gia đình người mông sẽ thức dậy từ rất sớm để gánh nước mới về để làm vệ sinh cá nhân và nấu ăn. Người Mông quan niệm rằng người nào đến gánh nước trước thì gia đình đó gặp nhiều may mắn, có lộc hơn những người đến sau.
Người Mông quan niệm không nên gọi nhau vào ngày mùng 1 và không được dùng miệng để thổi bếp lửa, ăn cơm không được chan canh. Những ngày tết chỉ ăn thịt, tất cả những điều trên muốn chứng tỏ rằng muốn thành công làm việc thuận lợi thì phải dậy sớm. Cả năm làm lụng vất vả thì tết phải ăn nhiều thịt để bồi bổ sức khỏe. Không được thổi lửa bằng miệng vì họ quan niệm rằng thổi bếp sẽ gây nên mưa bão thiệt hại cho hoa màu.
Mùng 4 Tết là mọi người bắt đầu đi chơi Tết, chúc tết nhau, họ đến những nhà họ hàng để chúc tết và họ sẽ đến những nơi lễ hội diễn ra hoạt động múa hát, chơi trò chơi, họ sẽ cùng nhau thổi khèn, múa điệu truyền thống tạo nên không khí vui tươi rộn ràng ngày Tết
Hi vọng với thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, sẽ giúp bạn có cơ hội trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống và Tết của người Mông vào dịp Tết cổ truyền của họ.