Nhiều người cho rằng, đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Thế nhưng suy nghĩ đó đã dần thay đổi, khi đất nước ta đang đứng trước tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp tràn lan. Vì vậy, suy nghĩ của giới trẻ đã có nhiều sự thay đổi, đại học đã không còn là lựa chọn duy nhất. Thậm chí, còn có nhiều bạn sinh viên từ bỏ đại học để học nghề, đi du học. Đây cũng là chủ đề mà chúng tôi muốn nói đến ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Đại học đã không còn là lựa chọn của nhiều học sinh , sinh viên. Đại học chưa chắc là con đường duy nhất dẫn đến thành công, với suy nghĩ học đại học cũng thất nghiệp đã làm thay đổi suy nghĩ của các em. Dù được giáo dục trong những ngôi trường danh giá, thế nhưng ra trường lại thất nghiệp, không tìm được việc làm.Trở thành nối lo và nỗi e ngại khi bước vào con đường đại học.
Trước kia đại học được xem là con đường dẫn đến thành công , thế nhưng đến thời điểm bây giờ, đại học đã không còn quá quan trọng như trước nữa. Học đại học hay không quan trọng, quan trọng là các em có thể tìm kiếm được việc làm. Chính vì vậy, mà nhiều em học sinh, sinh viên đã từ bỏ đại học để học nghề .
” Đại học với em đã không còn quan trọng, quan trọng là sau này em có thể tìm kiếm được việc làm và tìm được nghề – nghề mà sẽ theo em hết cuộc đời. Do vậy , đại học đã không còn quan trọng đối với em và em chọn học nghề thay vì học đại học.” Chia sẻ củ V.Đ.Cường ( 16 tuổi, Yên Thành, Nghệ An).
Với nhiều em học sinh, sinh viên đều có suy nghĩ,học đại học hay học nghề ra trường đều phải đi làm kiếm tiền. Vì vậy, không ít bạn học sinh, sinh viên đều có xu hướng chọn học nghề thay vì học đại học. Hằng năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm,đa số làm trái ngành, hay về quê làm nông , làm công nhân tại các công ty doanh nghiệp .
N.T.Oanh ( 25 tuổi, tốt nghiệp trường đại học Sư Phạm Vinh) chia sẻ: ” Mình nghĩ bây giờ đại học hay không đã không còn quan trọng. Học nghề cũng được, miễn sau này ra trường kiếm được công việc ổn định. Hơn nữa, thời gian đào tạo nghề ngắn, chi phí đào tạo thấp trong khi đại học thời gian đào tạo lâu, chi phí đào tạo cao, ra trường thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. Nên mình nghĩ, bây giờ đại học đã không còn quan trọng nữa. Như mình đây, tốt nghiệp ra trường đã được mấy năm, mình trở thành giáo viên dạy tiếng anh cấp 1 ở một trường tiểu học. Làm một thời gian chán, lương thấp nên mình quyết định từ bỏ làm giáo viên. Và bây giờ đang làm công nhân tại công ty Sam Sung. “
Qua chia sẻ và ý kiến của nhiều người, chúng tôi thấy rằng: Đại học bây giờ đã không còn quan trọng như trước nữa, nhiều người sẵn sàng từ bỏ đại học để học nghề hay đi du học. Chỉ cần sự lựa chọn của bản thân phù hợp với sở thích, ước mơ , hoàn cảnh của mình. Vì thế, học nghề, du học hay học đại học đã không còn là quan điểm tạo áp lực, gánh nặng trong tư tưởng của mỗi người. Miễn là làm những việc mà sau này các em có thể giúp ích cho đời, cho người, cho xã hội.
Trước kia, người ta hay có quan điểm học đại học sẽ có danh tiếng quan trọng hơn, được nhiều người ngưỡng mộ hơn thay vì học nghề. Theo suy nghĩ của cựu sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền : Trước kia mình thấy nhiều người quê mình rất coi trong những ai học đại học, còn với ai học nghề họ không quan tâm. Họ cho rằng, chỉ có học không giỏi mới đi học nghề. Điều đó đã làm giảm đi giá trị của bản thân, thế những đối với Hồng điều đó đã không còn quan trọng, quan trọng là sau này bạn có kiếm được việc hay không. Đại học ra trường không kiếm được việc làm không bằng người học nghề ra trường có thể đi làm, kiếm tiền.
Qua đây ta thấy được rằng, suy nghĩ của giới trẻ đã có nhiều thay đổi. Đại học bây giờ đã không còn là lựa chọn duy nhất, có nhiều sự lựa chọn ở phía trước. Học đại học hay học nghề đã không còn là gánh nặng trong suy nghĩ của chúng ta, thậm chí có nhiều em sinh viên thay vì học nghề mà từ bỏ đại học. Như N.T.Anh ( từng là sinh viện trường ĐH Bách Khoa Hà Nội), N.X.Ngọc ( Đại học CN thông tin và Truyền thông TP.HCM),…Đại học đã không còn là lựa chọn duy nhất trong chúng ta.