Ý nghĩa phong tục ăn trầu và cách ăn trầu của người Việt

Phong tục ăn trầu đã có từ lâu đời ở Việt Nam và nó gắn liền với nhiều câu chuyện về sự tích trầu cau. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về phong tục này qua bài viết dưới đây nhé.

Ý nghĩa phong tục ăn trầu

Ăn trầu là một tập tục phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Đại Dương. Người ta nhai một hỗn hợp gồm lá trầu không và cau trong miệng cho tiết ra nước. Đây được coi là cách để làm thơm miệng và là nghi thức xã giao ở một số nước Đông Nam Á.

Nhai trầu từ xa xưa đến nay là thói quen của một bộ phận phụ nữ người Việt. Thông thường, đó là những người ở độ tuổi trung niên, những cụ già. Ngoài ra, ăn trầu cau còn thể hiện văn hóa giao tiếp ở nông thôn. Phụ nữ khi đến thăm nhà bạn đều được mời miếng trầu, sau đó họ mới hàn huyên, đàm đạo.

Miếng trầu xuất hiện nhiều trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt. Như người xưa đã nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu dùng để mời khách đến chơi nhà. Mâm cỗ cúng gia tiên cũng không thể thiếu được miếng trầu. Tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui. Miếng trầu, còn là tượng trưng cho tình yêu lứa đôi; miếng trầu đi đầu, tác hợp cho lứa đôi và là sợi dây kết chặt mối lương duyên trai, gái thành vợ thành chồng. Để đưa mâm lễ sang thưa chuyện nhà gái, nhà trai không thể thiếu được lá trầu, quả cau.

Phong-tuc-an-trau-co-tu-bao-gio
Phong tục ăn trầu có từ bao giờ

Xem thêm: Lịch sử Việt Nam chia làm mấy giai đoạn

Mời trầu khách theo phong tục ăn trầu, khi khách đến nhà, trước tiên, chủ nhà phải mang một cái bát có đựng nước kèm theo một cái muỗng (môi) đặt trên một cái đài để khách súc miệng. Sau đó, chủ nhà mang khay trầu ra tiếp đãi. Trên khay có đĩa đựng trầu, đĩa dựng cau, hủ vôi, hộp thuốc xỉa, dao, đĩa đựng vỏ giấy, vỏ cau… dưới chân lúc nào cũng có một ống nhổ lớn để khách nhổ bả trầu, nước trầu.

Nếu khách là người ở tuổi trung niên, có thể nhai miếng trầu trực tiếp và tận hưởng hương vị cay, thơm của miếng trầu. Nếu là người già, sẽ cho miếng trầu tiêm vào ống ngoáy để ngoáy cho mềm và sau đó mới nhai trầu. Bộ dụng cụ ăn trầu trưng bày được làm bằng nhiều nguyên liệu da dạng từ đồng, bạc cho đến gốm, bao gồm cơi đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, ống nhổ, dao bổ cau, ống ngoáy, chìa ngoáy. Hoa văn trang trí dụng cụ ăn trầu thường là những nét hoa văn, chạm trổ về phong cảnh quê hương đất nước, hoa lá hay động vật.

Cách ăn trầu của người Việt Nam

Nguyên liệu ăn trầu cau gồm lá trầu, quả cau và ít vôi. Lá trầu và cau sẽ được cất trong cơi trầu làm bằng đồng, vôi được đặt trong bình vôi. Đầu tiên, người ta sẽ bổ cau làm sáu miếng nhỏ. Cau được chọn phải là cau tươi hoặc cau khô. Nếu là cau khô cần ngâm nước trước khi ăn khoảng 20 phút cho mềm ra. Tiếp đến, người ta dùng chìa vôi để quét vôi lên lá trầu, gấp lại rồi lấy một miếng cau vào miệng nhai nát hỗn hợp 3 món này. 

Trau-tem-canh-phuong
Trầu têm cánh phượng

Xem thêm: Ngày lễ độc thân là ngày bao nhiêu

Những người lớn tuổi hoặc những người răng yếu thường cho hỗn hợp trầu cau và vôi vào ống giã trầu. Đây là dụng cụ có hình dáng tương tự như chum uống rượu với kích thước to nhỏ khác nhau tùy vào nhu cầu người dùng. Tiếp đến, người ta dùng ống ngoáy trầu để nghiền nhỏ lá trầu và quả cau ra rồi mới cho vào miệng nhai.

Trầu cau khi ăn sẽ có vị ngọt của hạt cau, vị cay của lá trầu, cảm giác chát nóng từ vôi,… Tất cả như tạo nên sự kích thích, làm cho thơm miệng, đỏ môi… Trong lúc nhai, để tẩy cổ trầu và xác trầu người ta có thể dùng một nhúm nhỏ thuốc lào hoặc thuốc lá để chà răng. Tác động này lên răng gọi là xỉa thuốc. Sau khi nhai khoảng 30-60 phút hoặc lâu hơn tùy theo thói quen, người ăn sẽ nhả bỏ những phần bã trầu cùng nhúm thuốc xỉa. Tiếp đến, họ uống nước lọc để súc miệng.

Ngày nay tục ăn trầu và mời trầu ít phổ biến như xưa nhưng lá trầu vẫn mang một ý nghĩa sâu xa nhất định trên nhiều lĩnh vực như y học, tâm lý xã hội, bản sắc truyền thống dân tộc, …Trầu cau chỉ là một thứ nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi, bởi miếng trầu đã mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Rate this post

About The Author