Cách rút chân nhang ngày 30 Tết và những lưu ý

Rút chân nhang ngày 30 Tết như thế nào là đúng? Đây là việc làm không chỉ giúp cho bát hương được gọn gàng, sạch đẹp mà còn thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách rút chân nhang ngày Tết, mời các bạn cùng theo dõi.

Cách rút chân nhang ngày 30 Tết

Bát hương là nơi linh thiêng được cho là cầu nối giữa người sống và ông bà tổ tiên đã khuất, việc chăm sóc bát hương và giữ sạch sẽ thể hiện sự trân trọng tôn kính với tổ tiên, thần linh trong nhà. Chính vì vậy việc rút chân nhang ngày 30 Tết rất quan trọng, không thể tùy tiện mà phải làm theo từng bước và đúng với quy luật.

Cách rút chân nhang ngày 30 tết
Cách rút chân nhang ngày 30 tết

Xem thêm:

Mỗi vùng miền và quan niệm khác nhau sẽ có ngày rút chân nhang khác nhau. Các cụ ngày xưa có tục bao sái, rút chân nhang từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 12 âm lịch, đây là thời điểm rút chân nhang phù hợp vì những ngày này người dân ta quan niệm ông táo đã lên chầu trời, chúng ta kịp dọn dẹp để đón ông táo quay trở về vào đêm giao thừa.

Thời gian tốt nhất để tiến hành bao sái ban thờ rút chân nhang là: Từ 8 giờ đến 11giờ 55 trưa, hoặc 1 giờ đến 5h55p chiều tối. Tránh bao sái rút tỉa chân nhang vào 1-12 giờ trưa và sau 6 giờ tối.

Cách tỉa chân nhang đúng cách

Người được lựa chọn bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang cần phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề. Trước khi tiến hành lâu dọn và rút chân nhang bạn cần thắp một nén nhang xin phép trên ban thờ, sau đó tiến hành lau dọn và rút chân nhang đến khi còn những chân nhang đẹp nhất, có thể để các con số lẻ 3, 5, 7, 9 tùy vào mỗi gia đình và độ lớn nhỏ của bát hương. Số chân hương được rút sau đó đem đốt và mang tro dải xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Khi ban thờ được bao sái và rút chân nhang gọn gàng cần được thắp hương báo với các cụ.

Lưu ý khi bao sái rút tỉa chân nhang không được làm xê dịch bát hương, tránh ảnh hưởng đến phong thủy.

Những điều đại kỵ khi dọn dẹp bát hương và tỉa chân nhang

Dùng dụng cụ không sạch để lau dọn ban thờ

Luôn nhớ rằng ban thờ tổ tiên là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, vì thế khi bao sái dọn ban thờ, tuyệt đối không dùng dụng các dụng cụ bẩn không chuyên dùng, các dụng cụ cọ chổi, khăn lau phải mới, sạch sẽ. Nếu sử dụng các dụng cụ bẩn vốn mang nhiều uế tạp không đảm bảo được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.

Đặt bát hương chông chênh

Trong ban thờ của người Việt thường có 3 bát hương, một bát thờ quan thổ công, thổ thần, Táo quân, hai bát hai bên là bát thờ ông bà tổ tiên của gia đình. Vị trí đặt bát hương cần chắc chắn đảm bảo không bị xê dịch. Dân gian quan niệm rằng nếu bát hương đặt ở nơi chông chênh hoặc bị xê dịch, điều này có thể sẽ khiến cho gia đình lục đục, bất hòa, không yên ổn

Làm đổ vỡ đồ thờ cúng

Đồ thờ cúng là đồ vật không được làm vỡ, nếu không may làm vỡ sẽ là điều đại kỵ  báo hiệu điều xui xẻo sắp đến. Quan niệm dân gian cho rằng đồ thờ cúng là đồ rất linh thiêng nếu có xảy ra đổ vỡ thì có thể đó là dấu hiệu tổ tiên đang không hài lòng về điều gì đó hoặc điềm xấu sắp xảy tới với gia đình. Vì vậy khi bao sái, lau dọn bàn thờ cần hết sức cẩn thận, tuyệt đối không để sảy ra đổ vỡ.

Bỏ cát vào trong bát hương

Tro trong bát hương được bốc từ tro sạch đốt từ rơm nếp và lọc thật kỹ để đảm bảo tro luôn sạch sẽ, gia chủ không nên bỏ cát vào bát hương vì điều này sẽ kiến cho gia đình bất hòa lục đục, bởi cát còn có thể chứa các tạp chất bùn đất nên không thể hiện được tính tôn nghiêm với gia tiên và nơi linh thiêng.

Tùy tiện di chuyển bát hương

Khi bốc bát hương người Việt ta thường mời các thầy phong thủy về cúng bái và đặt bát hương sao cho hợp phong thủy với ngôi nhà nhất. Vì vậy nếu con cháu tự ý di chuyển bát hương sẽ  phá vỡ phong thủy khiến cho công việc làm ăn gặp thất bát và sức khỏe của những người trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng, ốm đau.

Bài viết trên đây là gửi tới bạn đọc về thông tin cách rút chân nhang ngày 30 Tết. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có cho mình nhiều thông tin bổ ích.