Để chuẩn bị cho việc cúng giao thừa hàng năm, các gia đình Việt vẫn thường chuẩn bị đầy đủ hương hoa lễ vật để cúng bái thần linh, gia tiên mong một năm gặp nhiều may mắn tốt lành. Nhiều người thắc mắc cúng giao thừa có cần gạo muối không? Cùng tìm hiểu ý nghĩa qua bài viết dưới đây.
1.Cúng giao thừa là gì?
Lễ cúng giao thừa được coi là nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, đây cũng là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm mà mọi người cùng nhau cầu mong những điều tốt lành đến với gia đình mình.
Cúng giao thừa hay còn gọi là Lễ Trừ tịch này còn có y nghĩa là trừ khử ma quỷ. Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm sẽ có một vị thần cai quản các việc ở dưới nhân gian, hết năm thì vị thần khác sẽ tiếp quản theo chu kỳ 12 con giáp nên việc cúng Giao thừa diễn ra nhằm tiễn vị thần cũ và đón vị thần mới.
2.Khi cúng giao thừa cần những gì?
Khi cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình cần bày biện mâm lễ cúng thật chu đáo, trang trọng. Lễ vật gồm ngũ quả, hương, hoa quả, trà, đèn nến, trầu cau, rượu, nước, quần áo và mũ nón mũ thần linh. Với mâm lễ mặn sẽ có chiếc thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng … đặc biệt không thể quên gạo, muối. Việc có gạo muối trên mâm cỗ cúng giao thừa có ý nghĩa linh thiêng.
Khi cúng giao thừa cần những gì?
Sau khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao Thừa trong nhà để cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà. Đồng thời, nhằm để lễ tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.
**** Xem thêm thông tin: Tham khảo bài cúng chiều 30 tết nguyên đán Canh Tý 2020
3.Vì sao cúng giao thừa có cần gạo muối?
Đây cũng là theo quan niêm của nhiều vùng miền và địa phương khác nhau sẽ chuẩn vị muối, gạo và rượu để sau khi cúng xong sẽ dùng để trừ tịch hay còn gọi là xua đuổi tà ma và chuẩn bị sẵn sàng để chào đón năm mới, đón những điều tốt đẹp nhất.
Câu trả lời là có, lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa sẽ không thể thiếu gạo, muối. Điều đó mang nhiều ý nghĩa.
Cúng giao thừa có cần gạo muối không?
Gạo, muối gắn với sự sống của con người.
Muối và gạo là hai loại thực phẩm gắn với cuộc sống của con người. Nếu như gạo là lương thực con người ăn uống hằng ngày, là thực phẩm chính của hơn phân nửa dân tộc thế giới và cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại. Riêng hơn 2 tỉ người châu Á, lúa gạo cung cấp từ 60 đến 70% calorie.
Gạo cung cấp một lượng tinh bột, protein và nhiều vitamin khác cho cơ thể con người. Thì muối lại tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng chất lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản.
Dân gian ta có câu ”Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vì theo quan niệm của người xưa, muối có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn cho gia đình.
Muối và gạo là một liệu pháp phong thủy mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho con người
Gạo, muối cúng cho chúng sinh để vong linh được no đủ
Thực ra ở thế giới ngạ quỷ đó họ ăn bằng hương hoặc bằng tâm tưởng, việc chúng ta cúng gạo và muối là vì hai thứ đó là căn bản sự sống của chúng ta. Hay có người họ cúng ngũ cốc đó là ý nghĩa nói về tâm của mình muốn cho vong linh đó được đầy đủ. Chứ thực sự họ không ăn như mình.
Cho nên cúng cơm buổi trưa các Thầy chỉ cần một ít cơm rồi sau đó vận tưởng và chú quán lấy công đức tu hành của mình nguyện cho họ được no đủ chứ không phải là họ ăn gạo, muối.
Cúng gạo, muối là để biết ơn
Cúng muối gạo là là cách nhớ ơn những tiền nhân khai sinh ra nền văn minh lúa nước, rải gạo muối có hai cách hiểu. Có người thì hiểu rải chia cho cô hồn các thụ bác hưởng, cách thứ hai là động tác gieo mùa của truyền thống nền văn minh lúa nước.
Với những thông tin vừa chia sẻ chắc hẳn bạn đọc đã có thể hiểu được Cúng giao thừa có cần gạo muối hay không? Để có một cái Tết thật trọn vẹn và đón năm mới may mắn, an lành, chúng ta cần nắm rõ những phong tục cần thực hiện trong khi cúng giao thừa trên.
About The Author
You may also like
-
Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa
-
Giao thừa Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?
-
Ý nghĩa phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam như thế nào?
-
Phong tục dựng cây nêu ngày tết – giá trị văn hóa và ẩn chưa khát vọng
-
Phong tục đưa ông táo về trời – nét đẹp truyền thống của người Việt