Tìm hiểu phong tục hôn nhân Việt Nam xưa và nay

Phong tục hôn nhân – cưới hỏi là dấu mốc quan trọng của đời người và đồng thời cũng thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc.

Tuy vậy, văn hóa là một phạm trù có sự tiếp biến, nên phong tục hôn nhân của mỗi dân tộc luôn có sự chọn lọc, thay đổi cho phù hợp hơn với thời đại mới, trên cái nền của bản sắc truyền thống.

Phong tục đám cưới Việt Nam xưa

Quan niệm theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, một đám cưới truyền thống và chuẩn mực sẽ diễn ra theo trình tự 6 lễ như sau:

Lễ nạp thái

Có thể hiểu “nạp thái” ở đây có nghĩa là “thu nạp sính lễ của nhà trai”. Với nghi lễ khởi đầu này, nhà trai thường mang một đôi chim nhạn đến làm sính lễ để thưa chuyện với nhà gái.

Phong tục đám cưới ngày xưa
Phong tục đám cưới ngày xưa

Tìm hiểu thêm: Phong tục cúng rằm tháng 7

Đôi chim nhạn có ý nghĩa hòa thuận âm dương; mong đôi vợ chồng có thể dễ dàng hòa giải khó khăn trong hôn nhân; và người vợ sẽ thuận theo đạo nghĩa của người chồng.

Lễ vấn danh

Tiếp theo là lễ vấn danh, khi nhà trai cử vài người sang nhà gái, đem theo sính lễ là rượu, chè và trầu cau. Mục đích chính của việc này trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa là để hỏi ngày, tháng, năm sinh của cô gái; nhờ thầy tính tuổi cho cặp đôi xem có hợp nhau không; rồi mới tính đến các bước sau đó.

Phía nhà gái đón lễ vấn danh bằng cách chuẩn bị sẵn một tờ giấy trên đó đã ghi đủ thông tin cá nhân: họ tên và sinh nhật của con gái; thậm chí có cả giờ sinh nếu nhà trai yêu cầu.

Lễ nạp cát

Thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, người ta tổ chức lễ nạp cát khi nhà trai quyết định là cặp đôi hợp mệnh, hợp tuổi để đánh tiếng xin nhà gái tiến đến lễ ăn hỏi. Yếu tố tiên quyết là phải chọn ngày lành, tháng tốt cho lễ nạp cát.

Sính lễ của lễ nạp cát thường là một buồng cau to lên đến 3-400 quả; vài chai rượu nếp trắng cùng mâm xôi gấc lớn. Gia đình nhà trai có điều kiện hơn thì có thể thêm vào một cái thủ lợn hoặc con lợn sữa quay, trà bánh,… tạo ấn tượng tốt hơn với nhà gái.

Lễ nạp trưng (hay còn được gọi là thách cưới)

Bản chất của lễ tục này là “thách cưới” nhà trai; trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay vẫn được một bộ phận gia đình áp dụng. Trong lễ, nhà gái có quyền được đòi hỏi nhà trai phải nạp những lễ vật gì cho gia đình mình.

Lễ thỉnh kỳ

Lễ thỉnh kỳ chỉ đơn giản là lễ xin định ngày giờ tốt để làm lễ cưới. Thông thường, nhà trai sẽ là bên quyết định rồi hỏi lại ý kiến nhà gái. Nhà gái thường cũng thuận theo ý nhà trai.

Lễ thân nghinh (lễ cưới)

Bởi lễ thân nghinh là lễ tục cuối cùng và quan trọng nhất của “lục lễ”; cho nên đối với phong tục đám cưới Việt Nam xưa thì bắt buộc phải kiêng kị những điều sau:

  • Cả cô dâu lẫn chú rể đều không được ở trong thời kỳ chịu tang.
  • Chọn ngày cưới phải tránh hết các giờ không vong, sát chủ; và không tổ chức cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch.

Trước khi đám cưới diễn ra vài tiếng, thường nhà trai lại cử người đại diện sang nhà gái; mang theo cơi trầu đủ 12 miếng trầu xếp cánh phượng và 12 miếng cau xếp cánh tiên; báo cáo giờ xin đón dâu với nhà gái. Ý nghĩa của hành động này là nhằm đảm bảo đám cưới diễn ra suôn sẻ và thuận lợi; tránh gây tai tiếng cho họ hàng quan khách đôi bên; hoặc đề phòng đám cưới không có cô dâu.

Phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay được đơn giản hóa so với thời xưa

Để phù hợp với nhịp sống tất bật và hiện đại của thế kỷ 21; số nghi lễ cưới hỏi đã được giảm thiểu tối đa về cả thời gian lẫn cách thức tiến hành. Trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay chỉ giữ lại những lễ chính dưới đây:

Lễ dạm ngõ (hay còn được gọi là chạm ngõ, xem mặt)

Buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai bên gia đình được tính là làm lễ dạm ngõ. Đây là buổi gặp mà nhà trai sang đặt vấn đề với nhà gái, xin phép cho cặp đôi được chính thức và công khai tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến hôn nhân. Tương tự với lễ nạp thái ngày xưa, tuy nhiên buổi lễ này không cần phải đem theo lễ vật đồ sộ.

Phong tục đám cưới ngày nay
Phong tục đám cưới ngày nay

Xem thêm: Phong tục đám cưới miền Tây

Lễ ăn hỏi (hay còn được gọi là lễ đính hôn)

Đây là nghi thức then chốt theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa và nay; bởi nó đóng vai trò thông báo chính thức việc hứa gả giữa hai bên gia đình. Giai đoạn này là một bước tiến triển hoàn toàn mới trong quan hệ hôn nhân của cặp đôi: hai người trở thành hôn thê và hôn phu của nhau; chàng trai đã được bố mẹ vợ tương lai chấp thuận lễ vật và nhận làm con rể.

Tiệc cưới

Nếu thời buổi ngày xưa chưa có điều kiện kinh tế cũng như phát triển cơ sở vật chất hiện đại như hiện nay; thì thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa sẽ tổ chức tiệc cưới tại nhà. Ngày nay, đa số các gia đình đều tìm đến các trung tâm tiệc cưới để đảm bảo con cái trải qua sự kiện trọng đại của cuộc đời mà không phải lo lắng quá nhiều về công tác chuẩn bị thiếu cái này, cái kia; hay không gian tổ chức lễ cưới như thế nào mới phù hợp,