“Bật mí” Phong tục đám cưới miền Tây gồm những gì?

Phong tục đám cưới miền tây gồm có những gì luôn là một điều quan tâm lớn với những gia đình sắp tổ chức đám cưới. Vậy cần chuẩn bị những gì cho một đám cưới ở miền Tây, hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Phong tục đám cưới miền Tây gồm những gì?

Sau khi đăng kí kết hôn, một lễ cưới trọng đại sẽ được diễn ra ở hai bên gia đình với những nghi thức hết sức trang trọng và linh thiêng. Những kỷ vật tình yêu như đôi nhẫn cưới, đôi bông tai, chiếc kiềng… sẽ được trao nhau. Những lời thề nguyền sống đến mãn chiều xế bóng cũng sẽ được thể hiện. Đặc biệt còn có những giọt nước mắt cùng lời cảm ơn chân thành từ cô dâu chú rể dành cho cha mẹ hai bên, cảm ơn công sinh thành dưỡng dục và tác hợp cho hôn nhân hạnh phúc của hai người.

1. Lễ Giáp Lời

Lễ giáp lời là một trong những lễ nghi đầu tiên trong giai đoạn cưới hỏi của phong tục cưới hỏi Miền Tây. Lúc này, cha mẹ của đàn trai sẽ đến nhà đàn gái để nói chuyện với ông bà thông gia, có thể sẽ dẫn theo ông bà mai. Hai bên sẽ trực tiếp nói các vấn đề liên quan đến tuổi tác, lập bàn việc hôn nhân và định giờ cưới cho hai con. 

Đám cưới miền Tây
Đám cưới miền Tây

Xem thêm: Phong tục ăn hỏi miền Bắc

2. Lễ Thông Gia

Sau lễ giáp lời, họ nhà trai sẽ mời họ nhà gái sang gia đình chơi với mục đích cho nhà gái biết nơi ăn chốn ở của gia đình mình, giúp họ yên tâm hơn khi gả con gái cho con trai mình.

3. Lễ Cầu Thân

Sau khi hai bên đã đồng thuận cho hai con về với nhau thì lúc này, họ nhà trai sẽ đem lễ vật qua cho nhà gái, lễ đây là lễ cho đồ, còn được gọi là bỏ hàng rào thưa. Tuy nhiên ngày nay, đôi nam nữ thường đã tìm hiểu nhau từ trước nên những nghi lễ kia sẽ bị bỏ qua, và giờ họ chỉ giữ lại lễ nói cùng với lễ cưới. 

4. Lễ Hỏi

Có thể nói, lễ hỏi là một trong những lễ không thể thiếu của phong tục cưới hỏi Miền Tây, thông thường, nhà gái sẽ đề bảng là lễ đính hôn hoặc lễ đăng khoa. Quá trình tổ chức nghi lễ này bao gồm: Ông thông lễ khai trình lễ y kỳ; trình lễ khai hòa để kiến gia tiên; Trình lễ thượng đăng sau khi trưởng tộc nhà trai rót rượu; Lễ bái gia tiên; Lễ đỡ mâm trầu; trình lễ kiếu.

Mâm lễ nhà trai trình với nhà gái thường theo sỗ chẵn, tùy theo gia đình sẽ có 4 đến 12 mâm, gồm có:

  • Mâm trầu cau: Số cau lẻ thường là 105 trái đi kèm 210 lá trầu (mỗi trái cau đi kèm 2 lá trầu)
  • Mâm trà, rượu và nến: dâng lên các vị gia tiên, ông bà quá cố thể hiện sự tôn kính của con cháu
  • Mâm xôi gấc: thể hiện sự ấm no, màu đỏ tượng trưng cho đôi lứa sắt son bền chặt. Nhằm gia đình còn có đi kèm gà luộc hoặc heo quay đất trời, bền chặt của đôi vợ chồng.
  • Mâm trái cây: tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân ngọt ngào với các loại trái cây như táo, nho, lê,…
  • Khay trà rượu và Phong bì lễ: đây là tráp lễ đen có phong bì tiền đàn trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ gia tiên đàn gái.

5. Lễ Cưới

Không chỉ có phong tục cưới hỏi Miền Tây mới có lễ này mà hầu như đám cưới nào cũng có, thông thường, nhà gái sẽ treo bảng lễ vu quy. Cô dâu sẽ phải lạy xuất giá trước khi về nhà chồng.

Lễ cưới miền Tây
Lễ cưới miền Tây

Xem thêm: Phong tục cúng rằm tháng 7

6. Lễ Rước Dâu

Theo tục lệ thì họ nhà trai sẽ chuẩn bị đi đến họ nhà gái, người đại diện bưng khay trầu có đôi đèn sẽ là trưởng tộc và chú rể, ông bà cha mẹ bên đàn trai phải đi theo đôi và chẵn số để phụ bưng khay tiệc, có thể đi theo cặp 4 hoặc 6, người bưng mâm bàn phải đầy đủ chứ không đi lẻ cùng đại diện có hai khay.

  • Khay trầu có đôi đèn
  • Khay việc có chung, nhạo để rót rượu trình lễ

– Mỗi khay phải có bốn miếng trầu têm và bốn miếng cau tươi có hai cái chung nhạo và trong mỗi khay phải có rượu. 

– Mâm trầu phải có buồng cau dầy, cau phải còn nguyên vẹn và đẹp vỏ khi đặt vào khay, ốp trầu phải bọc giấy đỏ và hai chai rượu phải có nút bịt màu đỏ, người ta gọi là mâm trầu, ché rượu lúc xưa, trước khi đi phải kiểm tra lại bốn mâm quả, khi đi rước dâu gần đến nhà đàng gái, những người ở họ đàn trai phải sửa soạn lại y phục cho chỉnh tề.

Đám cưới miền tây, ngoài họ hàng thì còn có bà con hàng xóm lại phụ giúp chuẩn bị tiệc cưới, đây cũng chính là nét đẹp trong phong tục cưới hỏi miền tây. Một đám cưới diễn ra thì giống như một ngày hội của cả làng cả xóm, mọi người đều tự nhiên trở nên tất bật chạy ra chạy vô, nói cười rôm rả. Có về miền tây thử dự một đám cưới vùng quê, bạn sẽ cảm thấy sự nhiệt tình, hào sảng và gắn bó tình nghĩa của những con người miền tây.