Hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch các gia đình Việt lại háo hức chuẩn bị bánh trôi bánh chay để cúng gia tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Tết Hàn Thực là gì và nó ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tết Hàn thực là gì?
Theo chữ Hán “Hàn” có nghĩa là lạnh, còn “Thực” có nghĩa là thức ăn. Vì vậy Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh và nó diễn ra vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Ngày tết Hàn thực này xuất hiện tại một số tỉnh ở Trung Quốc và một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam.
Có lẽ đây là một cách làm để tưởng nhớ người thân nhưng ít ai biết rằng tết Hàn Thực này gắn liền với một điển tích xa xưa của Trung Quốc.
Tết Hàn thực là gì
Mỗi năm cứ vào ngày này, nhiều gia đình sẽ làm bánh chay, bánh trôi và nấu xôi chè để cúng gia tiên và lễ Phật. Họ xem đây là một cách để tưởng nhớ người thân trong những ngày cuối xuân. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tết Hàn thực có xuất xứ từ Trung Quốc, nó được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
Nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực
Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ được truyền tụng nhiều đời. Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 – 221), vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, theo phò vua có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài, một hôm trên đường lánh nạn lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu lên dâng vua.
Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi phò tá ông, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, những việc đó đâu có gì đáng nói vì thế, ông về nhà đưa mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực
Sau này vua Tấn Văn Công, ông cho người đi tìm Tử Thôi, nhưng là người không màng danh lợi Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng để thúc ép Tử Thôi quay về tuy nhiên ông vẫn quyết chí không về vì thế hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ, hàng năm đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, vì thế đây được coi là ngày Tết Hàn thực.
Ý nghĩa Tết Hàn thực là gì?
Dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của dân tộc Việt Nam vẫn mang sắc thái riêng. Đây là dịp để người Việt hướng về cội nguồn, tưởng nhớ tổ tiên, những người đã khuất. Khác với bên Trung Quốc là người dân Việt vẫn nấu nướng bình thường không kiêng đốt lửa và sử dụng bánh trôi bánh chay là thức ăn nguội để cúng ông bà tổ tiên.
Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ gạo nếp. Bánh trôi thì nặn thành từng viên nhỏ ngoài là bột nếp trắng nhân là đường đỏ, sau khi làm xong thả vào nước sôi để luộc đến khi bánh nổi lên thì vớt ra đĩa thêm chút vừng bên trên. Còn bánh chay được nặn tròn dẹt, không có nhân để lên đĩa nhỏ, khi ăn thì đổ nước đường lên trên.
Cứ đến ngày 3/3 Âm lịch dù ở đâu ai cũng cố gắng về quê để đi tảo mộ cùng gia đình và cùng nhau quây quần bên mâm cơm sum họp.
**** Tham khảo thêm: Tìm hiểu tết nguyên tiêu là gì và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu
Cách làm bánh trôi, bánh chay truyền thống
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 200gr bột nếp
- Đường phèn và đường trắng
- 30gr đậu xanh đãi sạch vỏ
- Nước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏ
- Bột sắn
- Vừng trắng rang sẵn
Cách thực hiện:
B1: Chuẩn bị nhân bánh chay
Đậu xanh nấu chín sau đó đem xay hoặc giã nhuyễn rồi trộn thêm dừa tươi nạo sợi. Đem hỗn hợp này xào với một lượng đường trắng vừa đủ để không bị ngọt quá. Để hỗn hợp nguội rồi vo thành những viên tròn nhỏ làm nhân bánh.
B2: Bột làm bánh
Đổ bột ra một cái bát to sau đó từ từ đổ nước, vừa cho nước vừa khuấy đều để nước thấm vào bột. Dùng tay nhào bột thật nhuyễn đến khi khối bột thật dẻo và không dính tay. Sau đó bạn nên lăn bột thành những cuộn dài sau đó cắt từng khúc bằng đốt ngón tay để các viên bánh được tròn đều.
B3: Nặn bánh
Đối với bánh trôi: Bạn chỉ cần ấn một viên đường phèn vào cục bột sau đó vo tròn là là xong.
Đối với bánh chay: Bạn nặn dẹt viên bột rồi cho một viên nhân đậu xanh vào giữa, miết bột phủ kín viên đậu. Lưu ý không nên nặn bánh quá kỹ vì dễ làm rách vỏ bánh.
B4: Luộc bánh:
Thả từ từ những viên bánh trôi, bánh chay vào nồi nước đang sôi đến khi bánh nổi lên thì vớt ra ngâm vào bát nước nguội để bánh không bị dính. Sau đó vớt bánh trôi ra những đĩa nhỏ sau đó rắc vừng rang hoặc dừa nạo sợi lên mặt bánh để trang trí.
B5: Nấu nước sắn dây
Khuấy tan bột sắn dây với một chút nước. Đun nước sôi với đường trắng một lượng vừa đủ sau đó đổ từ từ nước bột sắn vào và khuấy đều. Đun nhỏ lửa đến khi bột sắn chuyển sang màu trong suốt rồi cho thêm đỗ xanh vào khuấy đều rồi tắt bếp. Cho nước sắn dây vào bát bánh chay và rắc thêm dừa tươi nạo sợi.
Những thông tin trên đây bạn đã biết tết hàn thực là gì cũng như ý nghĩa và nguồn gốc của nó rồi chứ. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ bổ sung cho bạn thêm nhiều kiến thức mới hữu ích về nền văn hóa cũng như phong tục tập quán của người Việt.
About The Author
You may also like
-
Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa
-
Giao thừa Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?
-
Ý nghĩa phong tục xông đất đầu năm mới ở Việt Nam như thế nào?
-
Phong tục dựng cây nêu ngày tết – giá trị văn hóa và ẩn chưa khát vọng
-
Phong tục đưa ông táo về trời – nét đẹp truyền thống của người Việt